[Hướng Dẫn] Lễ cúng cách đổ mái nhà chuẩn nhất

Lễ cúng đổ mái nhà là một phần thiết yếu của quá trình thi công toàn vẹn nên ngôi nhà vì nó là một phần để che mưa nắng đồng thời góp phần tạo nên vẻ đẹp cho công trình. Hơn nữa, đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của cả gia đình. Dưới đây là một số hướng dẫn cách làm lễ đổ mái nhà lấy giờ hợp phong thủy mang lại ý nghĩa sống tốt với gia đình bạn nếu bạn đang có ý định xây nhà. Xây Dựng Sài Gòn sẽ hỗ trợ bạn xây nhà cũng như giúp bạn thực hiện lễ cúng một cách tốt nhất có thể.

Có cần phải làm lễ cúng đổ mái nhà hay không?

Một trong những công đoạn quan trọng của quá trình xây dựng nhà là đổ mái. Trước khi cất nóc, người ta tiến hành nghi lễ cúng đổ mái nhà (cất nóc). Nghi lễ này rất cần thiết đối với quá trình xây nhà, làm nhà. Lễ động thổ là cần thiết dù bạn xây nhà lớn hay nhà nhỏ, nhà ngói hay nhà lầu.

Trong truyền thống tâm linh của người Việt Nam, thờ cúng có thể an ủi tâm hồn, thế giới quan đồng thời mang lại sự bình yên về tinh thần. Vì vậy, tổ chức lễ cúng đổ mái nhà là hành động cầu mong cho việc xây nhà của gia chủ được suôn sẻ, không gặp xui xẻo. Hơn nữa, gia chủ cũng mong muốn được thần linh che chở, phù hộ trong nghi lễ cúng bái để các vị thần có thể phù hộ độ trì mọi việc thuận lợi.

Qua đây chắc hẳn Xây Dựng Sài Gòn tin là bạn đọc đã hiểu rõ được tầm quan trọng của nghi lễ cúng đổ mái nhà rồi. Đây là là việc làm rất cần thiết để đem đến sự an tâm cho gia chủ, bảo đảm cho việc xây dựng nhà ở cũng như cuộc sống sau này được hạnh phúc, êm ấm.

có nên làm lễ cúng đổ mái nhà

Nghi lễ cúng đổ mái nhà truyền thống | Nguồn ảnh: Internet

Hướng dẫn xem ngày làm lễ cúng đổ mái nhà

Chọn phải ngày xấu đổ mái là điều kiêng kị trong quan niệm xưa, với ý muốn mọi việc được “xuôi chèo mát mái”. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tồn tại lâu dài của ngôi nhà cũng như sức khỏe của cả gia đình. Sau đây là tổng hợp kinh nghiệm đổ mái nhà mà bạn cần phải lưu ý:

Xem ngày hoàng đạo

Để bắt đầu lễ cúng đổ mái nhà, gia chủ phải tìm và chọn ngày hoàng đạo thuận lợi. Để đảm bảo rằng dự án diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, gia chủ nên tránh đổ mái vào những ngày trời mưa và tối. Bên cạnh đó gia chủ cần tránh chọn các ngày hắc đạo, xấu để đổ trần cất nóc. Nếu không muốn mọi chuyện bất lợi không thành công.

Hướng dẫn xem ngày làm lễ cúng đổ mái nhà

Gia chủ phải tìm và chọn ngày hoàng đạo thuận lợi | Nguồn ảnh: Internet

Xem ngày cất nóc nhà hợp tuổi gia chủ

Sau khi xem các ngày hoàng đạo. Sau đó phải chọn ngày lành tương sinh với tuổi của nam chủ gia đình. Có thể tiếp tục đổ mái nhằm hỗ trợ mọi việc diễn ra tốt đẹp, sự nghiệp và tài lộc hưng thịnh về sau. Việc cất nóc không thể có vào mỗi ngày may mắn của cung hoàng đạo. Bạn phải chọn ngày tương sinh với tuổi của gia chủ. Hơn nữa, điều tối quan trọng là tránh chọn ngày không hợp với mệnh, tuổi của gia chủ.

Xem giờ tốt đổ trần nhà

Khi chọn một ngày hoàng đạo thuận lợi, hãy xem xét tuổi của gia chủ. Sau đó, bạn phải phân tích giờ tốt và giờ xấu của ngày cụ thể đó. Giúp công việc trở nên dễ dàng hơn để có thể chọn được giờ hoàng đạo tốt.

Xem giờ tốt đổ trần nhà

Khi chọn một ngày hoàng đạo thuận lợi | Nguồn ảnh: Internet

Chuẩn bị lễ cúng đổ mái nhà

Ngoài việc quan sát ngày đổ mái nhà, gia chủ cần lưu ý đến các phương pháp chuẩn bị gác đòn dông khi làm lễ cất nóc. Các chuyên gia đều thống nhất rằng, mâm lễ cúng nóc nhà, gác đòn dông nên làm như sau:

  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền.
  • Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối
  • Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.
  • Một bát gạo; Một bát nước
  • Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau.
  • Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ.

Khi mua sắm lễ vật cúng đổ mái nhà không nhất thiết phải mua số lượng quá nhiều hoặc quá cầu kỳ mà phải chú ý chất lượng của lễ vật, ví dụ như lá trầu, quả cau phải đều nhau, không héo, và trái cây không được thối rữa …

Chuẩn bị lễ cúng đổ mái nhà

Gia chủ cần lưu ý đến các phương pháp chuẩn bị gác đòn dông khi làm lễ cất nóc | Nguồn ảnh: Internet

Bài văn khấn đổ mái nhà

Dưới đây là bài khấn đổ mái nhà cúng cất nóc nhà mẫu đầy đủ và chuẩn nhất mà các gia chủ có thể tham khảo và sử dụng:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy quan Đương niên.

– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………

Ngụ tại: ………………………………………

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Định phúc Táo quân.

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng đổ mái nhà

Để lễ cúng đổ mái nhà được diễn ra nhanh chóng, trọn vẹn, an toàn thì gia chủ nên quan tâm đến những yếu tố sau để thự hiện lễ cúng một cách tốt nhất:

Bạn nên chọn lựa ngày lành tháng tốt theo lịch âm, có thể xem lịch rồi tự chọn ra ngày tốt nếu gia chủ đã có hiểu biết. Nếu bạn không phải là người có chuyên môn thì hãy nhờ người xem giúp ngày tốt như nhà sư tu hành, thầy phong thủy hay những người có hiểu biết. Mục đích chính của việc làm này là tránh việc tiến hành lễ cúng đổ mái vào những ngày xấu vì có thể sẽ gặp vận xui, những điều xui xẻo xảy ra trong tương lai.

Mâm lễ cần được lựa chọn một cách cẩn trọng, tránh chọn bừa, chọn theo sở thích. Khi chọn hoa thì phải là hoa quả tươi không bị khô héo, trái cây thì phải tươi không bị dập, nát hay hỏng. Các đồ cúng làm bằng chất liệu giấy thì không được hư hại, chấp vá, rách rưới. Những món lễ vật cúng như bánh, gà… thì phải giữ nguyên vẹn, tuyệt đối không nên cắt nhỏ ra mà đem cúng.

Trong lúc thực hiện nghi lễ cúng đổ mái nhà cần phải thành tâm vái lạy, cầu mong. Không được qua loa, sơ sài. Văn khấn thì tránh đọc lung tung và nên tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi đọc. Phải tạo một không khí cúng lễ nghiêm trang, tránh cười đùa trong quá trình làm lễ.

lưu ý khi thực hiện lễ cúng

Các lưu ý khi thực hiện lễ cúng đổ mái nhà | Nguồn ảnh: Internet

Các câu hỏi về lễ cúng đổ mái nhà

Có rất nhiều thắc mắc và băn khoăn của gia chủ về việc đổ mái nhà sao cho phù hợp. Sau đây Xây Dựng Sài Gòn xin tổng hợp và giải đáp chi tiết đến bạn đọc:

Lễ cúng đổ mái nhà đặt ở đâu?

Rất nhiều gia chủ quan tâm về lễ cúng đổ nhà ở đâu hay thực hiện lễ cúng đổ mái tầng 2 đặt ở đâu thì phù hợp. Theo quan niệm của người xưa để lại, đổ mái nên đặt lễ  ở nơi sạch sẽ, khô ráo ngay giữa khu đất chuẩn bị thực hiện thi công. Không chỉ vậy, đổ mái còn phải chọn giờ, chọn này sao cho phù hợp với hoàng đạo, phong thủy của người chủ.

Do đó, khi làm lễ đổ mái nhà bạn cần bố trí bàn lễ cũng tại vị trí chính giữa khu vực đổ mái tầng 1. Tương tự như cách làm trên tại tầng 2 sẽ là vị trí giữa khu vực đổ mái cho tầng 2.

Có nên cúng đổ mái nhà vào tháng 7 không?

Khi xem xét theo khía cạnh tâm linh vào tháng 7 âm lịch được biết đến là tháng “xá tội vong nhân”, tháng “cô hồn”. Theo dân gian xưa, đây là thời gian Diêm Vương mở cổng ngục để những vong hồn thoát ra bên ngoài. Các vong hồn sẽ đi quấy phá, làm hỏng các công việc lớn của con người. Vì thế, để tránh gặp phải những xui xẻo người ta vẫn thường kiêng kị làm những việc lớn trong khoảng thời gian này.

Về điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta hiện nay thì tháng 7 âm lịch tương đương với mùa mưa. Đây được biết đến là thời gian mưa nhiều nhất trong năm. Do đó tháng 7 cũng được gọi là tháng ngâu. Những việc như động thổ, đổ mái nhà hay đào móng mà gặp phải trời mưa xuống sẽ rất vất vả và gặp nhiều khó khăn. Mưa nhiều cũng sẽ tác động rất lớn đến tiến độ xây dựng. Chính vì những lý do đó mà mọi người thường kiêng không đổ mái vào thời gian này.

Nên đặt lễ cúng đổ mái nhà ở đâu?

Nếu gia chủ có nhiều thời gian thực hiện và muốn cho lễ cúng đổ mái nhà được diễn ra một cách trọn vẹn thì bạn nên tự chọn lựa, mua mua sắm các đồ lễ phù hợp với phong thủy. Ngoài ra nếu bạn quá bận rộn với các công việc thường ngày thì có thể tìm đến các dịch vụ cung cấp đồ lễ sẵn trên thị trường. Điều tối quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn cơ sở làm đồ lễ uy tín, đảm bảo chất lượng, cũng như hình thức khi thực hiện cũng phải thật bắt mắt.

giải đáp các thắc mắc về lễ cúng đổ mái nhà

Giải đáp những thắc mắc về lễ cúng đổ mái nhà | Nguồn ảnh: Internet

Trên đây là tất cả nội dung về cách làm lễ cúng đổ mái nhà chuẩn nhất mà Xây Dựng Sài Gòn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn trong quá trình thực hiện nghi lễ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé. Mọi sự hài lòng của khách hàng là niềm vình hạnh quý báu đến chúng tôi.

>>Tham khảo qua các bài viết dưới đây:

-
5/5 - (2 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn