Nhà thầu là gì? Có những loại nhà thầu xây dựng nào?

Khi thiết kế thi công xây dựng cho một công trình nào đó chúng ta sẽ thường hay nghe thấy tên nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư hay chủ nhà. Vậy nhà thầu là gì? có ý nghĩa gì? Có những loại nhà thầu trong xây dựng hiện nay? Điều này chắc hẳn sẽ không phải ai cũng biết, hãy cùng Xây Dựng Sài Gòn trả lời cho những thắc mắc đó qua bài viết sau đây nhé!

Nhà thầu là gì?

Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là một công ty hay tổ chức họ có đầy đủ các chức năng cũng như năng lực để đảm nhận thi công công trình. Họ sẽ là người trực tiếp kí kết với chủ đầu tư thông qua các bản hợp đồng xây dựng và nhận thầu toàn bộ các dự án đầu tư cho công trình đó.

Nhà thầu là gì?

Nhà thầu xây dựng là gì? | Nguồn ảnh: Internet

Nếu là nhà thầu xây dựng uy tín có nhiều năm kinh nghiệm là đơn vị phải đảm bảo có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý cũng như chức năng liên quan đến lĩnh vực làm việc mà nhà nước đã cấp phép, trong đó một số loại giấy tờ cần có như:

  • Có giấy phép kinh doanh hợp lệ và chứng chỉ hành nghề
  • Các kiến ​​trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, quản lý dự án và các thành viên khác của nhóm có kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết.
  • Đội ngũ thi công, thợ thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm

Chỉ khi chủ thầu có đầy đủ những điều trên thì chủ đầu tư mới yên tâm giao thiết kế và thi công công trình của mình cho nhà thầu. Họ không thể đặt các dự án trị giá hàng trăm triệu vào tay của các nhà thầu không chuyên nghiệp được.

Nhà thầu xây dựng sẽ phải có trách nhiệm với các thiết bị cũng như là các phương tiện và phương pháp khi thi công một công trình xây dựng và cũng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những vật tư, nhân công theo đúng như như thỏa thuận của chủ đầu tư.

Có những loại nhà thầu xây dựng nào?

Khi các bạn đã hiểu được nhà thầu là gì rồi, bạn cũng cần phải tìm hiểu xem hiện nay trong lĩnh vực xây dựng có những loại nhà thầu xây dựng nào? Hiện nay nhà thầu sẽ có 2 loại chính là nhà thầu chính và nhà thầu phụ, tuy nhiên cũng sẽ có thêm một số kiểu nhà thầu khác nữa như:

  • Nhà thầu nước ngoài: là một tổ chức hay các nhân đã được thành lập theo đúng pháp luật của nước ngoài mang quốc tịch nước ngoài nhưng họ sẽ tham gia dự thầu tại Việt Nam.
  • Nhà thầu trong nước: đây được xem là một đơn vị đã được thành lập đúng theo pháp luật của Việt Nam, họ có thể là một tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch trong nước.
  • Nhà thầu chính: là nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu, họ sẽ trực tiếp ký hợp đồng cũng như đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là cá nhân, hoặc cũng có thể là một tổ chức nào đó
  • Nhà thầu phụ: là nhà thầu sẽ tham gia vào các công việc thực hiện các gói thầu theo như hợp đồng đã được ký kết với nhà thầu chính.
  • Nhà thầu phụ đặc biệt: là nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm phụ trách hoàn toàn cho các công việc quan trọng của gói thầu xây dựng, mà nhà thầu chính đã đề xuất ở trong hồ sơ
trách nhiệm của nhà thầu là gì?

Các loại nhà thầu phổ biến hiện nay | Nguồn ảnh: Internet

Trách nhiệm của nhà thầu là gì?

Bổn phận của các nhà thầu trong các công trình xây dựng, cần phải đảm bảo hoàn thành những yêu cầu dưới đây:

  • Đảm bảo chất lượng cho từng thành phần dự án
  • Cung cấp vật tư và nhân công cho dự án
  • Ký hợp đồng giao thầu phụ và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xảy ra sự cố liên quan đến thầu phụ
  • Phương tiện, thiết bị, biện pháp thi công đều được quản lý trong suốt quá trình thi công.

Điều kiện xem xét tư cách hợp lệ của nhà thầu

Theo luật, bên mời thầu có quyền lựa chọn tiêu chuẩn và thực hiện các nhà thầu để từ đó tiến hành quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và công bằng, pháp luật quy định các điều kiện sau đây để kiểm duyệt tư cách nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu:

Điều kiện xem xét tư cách hợp lệ của nhà thầu | Nguồn ảnh: Internet

Chú ý:

  • Bảo đảm pháp lý là đơn vị sự nghiệp không do cùng một cơ quan, tổ chức quản lý đơn vị sự nghiệp quản lý.
  • Khi tham gia cùng một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế, những nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau được coi là không đủ điều kiện.
  • Độc lập về tài chính có nghĩa là nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu đều không sở hữu trên 30% cổ phần, phần vốn góp của nhau.
  • Nhà thầu tham gia gói thầu đó với nhà thầu tư vấn không có cổ phần, vốn góp của nhau; không chia quá 20% cổ phần, phần vốn góp của một tổ chức, cá nhân với mỗi bên.

Các hình thức thầu trong xây dựng bạn nên biết

Sau đây là các hình thức thầu trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay tại nước ta.

  • Thầu thiết kế các dạng nhà ở/biệt thự
  • Thầu thi công/xây dựng các hình thức nhà ở/biệt thự
  • Thầu cả thiết kế và thi công các loại nhà ở/biệt thự
  • Thầu thiết kế, thi công và đảm nhiệm luôn việc cung cấp các loại thiết bị công nghệ hiện đại cho các công trình nhà ở/biệt thự hiện nay.
các hình thức nhà thầu trong xây dựng

Những hình thức thầu phổ biến hiện nay | Nguồn ảnh: Internet

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu được chi tiết hơn về nhà thầu là gì? cùng với nhiều thông tin liên quan khác. Hi vọng những kiến thức trên của Xây Dựng Sài Gòn sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc tìm kiếm cũng như lựa chọn được cho mình một nhà thầu xây dựng phù hợp với nhu cầu của mình nhé!

>>Xem thêm:

-
5/5 - (3 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn