Tứ hợp viện là gì? Nguồn gốc xuất sứ, đặc điểm, ý nghĩa

Chắc có lẽ rất nhiều bạn đã từng xem qua rất nhiều bộ phim cổ trang và được chiêm ngưỡng rất nhiều các loại công trình độc đáo do người xưa để lại. Tuy nhiên có lẽ nhiều bạn có lẽ còn chưa biết được có một công trình kiến trúc khá nổi tiếng mang tên là tứ hợp viện. Trong bài viết sau đây, Xây dựng SG sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin xoay quanh về công trình kiến trúc trên. Mời các bạn cùng theo dõi

Tứ hợp viện là gì?

“Tứ hợp viện” hay còn được gọi là cái tên “Tứ hợp phòng”, là một hình thức kiến trúc xây dựng tổ hợp của nhiều nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Nó được xây theo bố cục gồm 4 khu nhà bao quanh 1 sân vườn nằm ở trung tâm theo 4 hướng Đông, Tây, Nam và Bắc.

Khu nhà ở phía Bắc được gọi là Chính phòng, nhà phía Nam gọi là Đảo tọa. Các gian phòng còn lại gọi là Sương phòng. Loại kiến trúc này phổ biến ở Bắc Kinh với phong cách tráng lệ và hoa mỹ.

Theo đúng như tên gọi, “tứ” dùng để chỉ số 4 còn “viện” tức là khoảng sân trong vườn nhà. Như vậy, khoảng sân được bao bọc bởi các kiến trúc được gọi là tứ hợp phòng. Đây chính là kiểu nhà ở truyền thống của người dân tộc Hán sống ở phía Bắc. Ngày nay, các công trình này vẫn tồn tại ở vùng nông thôn Trung Quốc hay Bắc Kinh.

Tứ hợp viện là gì

Ảnh một ngôi nhà có kiến trúc tứ hợp viện thời nay | Nguồn: Internet

Với số 4 khá quen thuộc, nhưng trên thực tế còn có cả các “đại hợp viện” lên đến 7 hay 9 sân. Điều đó phụ thuộc khá nhiều vào tài chính và nhu cầu của gia chủ. Thiết kế của tứ lập phòng khá đa dạng, có những khu tứ hợp viện nhỏ với khoảng sân giữa khá nhỏ nhưng có những khu lại rất rộng với thiết kế vô cùng tỉ mỉ, công phu.

Nguồn gốc lịch sử của nhà tứ hợp viện

Tứ hợp viện đã tồn tại hơn 2000 năm lịch sử, từ thời Đông Chu đến nay. Trải qua nhiều triều đại khác nhau, nó sở hữu kiểu dáng khác nhau nhưng vẫn giữ được nét cổ điển của mình. Ở thời nhà Hán, chúng chịu ảnh hưởng lớn từ thuyết phong thủy với cách bố trí nhờ sổ tay âm dương. Nhưng sang thời nhà Đường, nó kế thừa truyền thống Đông – Tây Hán với bố cục trước hẹp sau rộng.

Nguồn gốc lịch sử

Nguồn gốc lịch sử của nhà tứ hợp viện | Nguồn: Internet

Dưới thời nhà Nguyên, tứ hợp viện được hoàn thiện với quy mô hoành tráng, tao nhã. Tên gọi mới Tứ phủ – truyền thống của Bắc Kinh hiện đại. Triều đại Minh – Thanh, nó trở nên tinh xảo với nhiều hoa văn chạm khắc đặc trưng của Trung Quốc. Tuy nhiên, các công trình của nhà Thanh đã chạm được đến đỉnh cao tinh hoa thiết kế và xây dựng.

Ý nghĩa ngôi nhà đối với người dân Trung Hoa

Ở Trung Quốc, thời tiết được chia làm 4 mùa rõ rệt với thời tiết mang đúng đặc trưng mỗi mùa. Vào mùa hè, khí hậu cực kỳ oi bức, nóng nực còn mùa đông nhiệt độ có thể lạnh tới -15 độ C. Vì thế, loại hình cư trú này giúp họ hòa hợp được với sự “đỏng đảnh” của thời tiết nơi đây.
Mùa hạ, mọi người thường hoạt động trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời tương đối lâu. Nhà tứ hợp viện của Trung Quốc giúp mọi không gian, ngóc ngách đều được nhận ánh sáng mặt trời. Mọi người có thể nô đùa, chạy nhảy ở ngay sân hay bất cứ đâu quanh nhà.

Ý nghĩa ngôi nhà

Ý nghĩa ngôi nhà tứ hợp viên đối với người Trung Quốc | N guồn: Internet

Vào mùa đông, ánh nắng mặt trời giúp mọi người sưởi ấm cơ thể. Kiểu thiết kế nhà theo Tứ phương giúp cản bớt gió lạnh và khả năng xúc với ánh nắng mặt trời. Tất cả cửa sổ của các ngôi nhà đều hướng ra ngoài. Nó giúp người Trung Quốc chống chọi với cơn bão cát lớn.

Nét đẹp của tứ hợp phòng được gói gọn trong từ “Hợp”. Sân vườn vừa là hạt nhân trong sinh hoạt gia đình, là không gian quây quần, gắn kết mọi thành viên.

Đặc điểm, kiến trúc trong nhà tứ hợp viện

Đặc điểm kiến trúc tứ hợp viện

Tứ hợp viện được phân bổ nhiều ở khu vực phía Nam và Bắc Trung Quốc. Do khác biệt về khí hậu, vì thế đặc điểm ở mỗi nơi lại có những điểm khác nhau:

Thời tiết vùng phía nam chủ yếu là nắng và mưa nhiều, thiết kế sân vườn của tứ hợp phòng khá nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, ngắm nó như đang ngắm giếng trời. Bởi lẽ, khoảng sân nhỏ được bao quanh bởi 4 gian nhà vuông vắn.  Công trình kiến trúc này cần đặc biệt chú trọng hệ thống thoát nước để tránh  việc nước tràn vào nhà.

đặc điểm tứ hợp viện

Đặc điểm của các công trình tứ hợp viện phía nam | Nguồn: Internet

Phía Bắc Trung Quốc hầu như khí hậu lạnh giá quanh năm và mưa rất ít. Công trình cần chú trọng lấy ánh sáng sưởi ấm và tích nước phục vụ sinh hoạt. Do vậy, sân vườn của kiến trúc sẽ chiếm diện tích lớn cùng cửa ra vào cao. Mục đích chính là để đón trọn ánh nắng tự nhiên. Tứ hợp viện tại Bắc Kinh là loại đặc trưng và phổ biến nhất hiện nay.

Hình dáng và phân loại tứ hợp viện

Tứ hợp viện có khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật. Ba gian nhà gồm nhà chính và nhà ngang hướng Đông Tây được khép kín bằng dãy nhà có cửa ở mặt trước.

Chúng thường mang khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật. Gồm 4 gian nhà bao quanh sân chính.

  • Tứ hợp viện một sân ( hình chữ “Khẩu” (口)): tên là Nhị tiến Nhất viện – thường dùng làm sảnh chính
  • Tứ hợp viện hai sân (hình chữ “Nhật” (日)): tên là Tam tiến Nhị viện – phòng ngủ hoặc gian nhà trong – là nơi không được tự ý đi vào khi chưa ai cho phép
  • Tứ hợp viện ba sân (hình chữ “Mục” (目)): được gọi là Tứ tiến Tam viện
tứ hợp viện 3 sân

Ảnh vẽ công trình tứ hợp viện tam tiến (3 sân) | Nguồn: Internet

Kiến trúc ngoại thất của tứ hợp viện

Tổng thể kiến trúc

Tứ hợp phòng là kiểu kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc được thiết kế tuân thủ theo quy tắc phong thủy nhất định. Từ trên cao nhìn xuống, tứ hợp viện trông như chiếc hộp với 4 góc vuông vắn gọn gàng. Mô hình kiến trúc này chỉ được xây 1-2 tầng cùng kiểu mái gỗ uốn cong mềm mại.

Các khu nhà trong tứ hợp phòng được thông với nhau và có bậc thang dẫn vào tiền sảnh. Trong tiền sảnh có cột tròn làm trụ. Mái nhà được thiết kế vươn ra để che mưa che gió và tạo bóng mát ngày hè.

Cửa chính và thủy hoa môn tứ hợp viện

Cửa chính là bộ mặt và là nơi đầu tiên mà người khác nhìn trước khi bước chân vào nhà. Giúp người ngoài đánh giá được khả năng kinh tế của gia chủ. Coi trọng thể diện cũng là nét tính cách đặc trưng của người Trung Quốc. Vì thế, cửa chính và thùy hoa môn luôn được chú trọng khi quá trình xây dựng tứ hợp viện.

Thủy hoa môn

Thủy hoa môn – cửa chính của tứ hợp viên | Nguồn: Internet

Đỉnh của cửa được chạm khắc rất tinh xảo với các họa tiết như sen, đài hoa, hạt cườm hay rồng phượng,…Những nét chạm trổ này ngầm thể hiện ước vọng về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Cổng chính thường được gia chủ trang trí bằng sư tử đá hay các bức chạm khắc mang tính thẩm mỹ cao.

Nhìn chung, mục tiêu của loại kiến trúc này là sự kết hợp hài hòa, yên bình và tĩnh lặng. Xét về yếu tố phong thủy, gia chủ sẽ đón nhận dưỡng khí có lợi mang đến sự bình an trong tâm hồn.

Ưu và nhược điểm khi xây dựng tứ hợp viện

Ưu điểm của nhà tứ hợp viện

Ngay từ xưa, người Trung Quốc luôn muốn thể hiện triết lý “trời trong đất vuống” trong văn hóa.Tứ hợp viện được xây với bố cục ngay ngắn, vuông vắn. Với kiến trúc không gian kín và duy nhất mở ra ở góc Đông Nam được gọi là “cửa cát tường”.

Nó có nhiều loại khác nhau. Ta cũng có thể xây song song hai tứ hợp phòng để kết nối thành một khối. Công trình này có từ 13 gian phòng và có thể lên đến 40 gian phòng.

Ưu điểm nhà tứ hợp viên

Ưu điểm khi xây nhà tứ hợp viên | Nguồn: Internet

Loại hình kiến trúc này mang đến sự rộng rãi đa diện tích sử dụng và có nhiều viện để nghỉ ngơi. Với diện tích lớn, tứ lập viện khá phù hợp cho gia đình có 3 thế hệ chung sống mà vẫn đảm bảo có không gian riêng. Sân vườn rộng thích hợp cho trẻ vui chơi trong khuôn viên và để tiện đi lại.

Nhược điểm của nhà tứ hợp viện

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng tứ lập viện vẫn có một số nhược điểm riêng. Chúng thường có giá cao ngất ngưởng bởi diện tích rộng cũng như thiết kế mang đậm tính thời đại lịch sử của nó. Việc sống ở trong khuôn viên rộng cũng khó tạo nên sự liên kết trong gia đình.

Trên đây là một số kiến thức thú vị về tứ hợp viện là gì? một trong những tinh hoa của công trình kiến trúc cổ và Xây dựng SG muốn giới thiệu đến cho các bạn. Đừng quên truy cập xaydungsg.com.vn để tìm hiểu thêm về những kiến thức khác liên quan đến kiến trúc nhé.

-
5/5 - (23 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn