Ban công và lô gia được hiểu đơn giản là phần không gian nằm ở bên ngoài có độ thông thoáng cao nắng và gió và tầm nhìn, thường được thiết kế làm nơi phơi đồ, thành những khu vườn nhỏ để thư giãn, hay là chỗ để nghỉ ngơi sau ngày dài căng thẳng… Do vậy nhiều người thường nhầm lẫn lô gia và ban công. Bài viết dưới đây của đội ngũ Xây Dựng Sài Sòn sẽ giúp bạn hiểu đúng về ban công là gì? lô gia là gì? và cách phân biệt 2 loại hình chức năng này nhé.
Ban công là gì?
Ban công hay (balcony) là một phần mặt bằng được xây dựng ở các tầng bên trên tính từ tầng 2 của các công trình. Nhô ra ngoài bức tường của công trình. Ban công có thể có mái che hoặc có không mái che tùy vào thuộc vào nhu cầu thiết kế sử dụng gia chủ. Thường được sử dụng nhiều cho những mẫu nhà phố ít tầng, biệt thự hoặc nhà vườn…
Với thiết kế nhô ra ngoài công trình nên ban công có ưu điểm là chứa một khoảng không gian có độ thoáng cao, tầm nhìn tối đa là 3 mặt. Tuy nhiên, nhược điểm của ban công cũng đến từ chính ưu điểm của nó là đón tận 3 mặt thoáng nên có xu hướng chịu nắng và nước mưa.
Theo quy định trong TCXDVN 323 : 2004 “Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” thì công trình “Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia.” Ban công thường xuất hiện ở các công trình nhà ở thấp tầng (nhà phố, biệt thự,…), cơ quan, trường học.
Lô gia là gì?
Lô gia hay (loggia) là một hành lang hoặc một gian phòng có 1 mặt tiếp giáp với không gian mở. Hoặc cũng có thể hiểu lô gia là phần không gian mở tạo ra mặt thoáng cho công trình.
Kết cấu kiến trúc của lô gia
Nếu như ban công là không gian nhô ra ngoài công trình, thì lô gia là phần nằm âm bên trong mặt bằng công trình. Lô gia luôn có phần mái che chắn 2 bên và thường tầm nhìn chỉ có một phía. Do đó mà ưu điểm của lô gia ngược lại với ban công là hạn chế nước mưa tạt vào và nhược điểm là tầm nhìn bị bạn chế.
Lô gia thường xuất hiện phổ biến ở các công trình cao tầng như chung cư… Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng, chủ đầu tư phải thiết kế các lô gia thay vì làm ban công từ tầng 6 trở lên vì lô gia hạn chế mặt mở ra ngoài còn ban công thì rất treo leo vì có 3 mặt tiếp giáp. Đồng thời, lan can lô gia phải có chiều cao tối thiểu là 1,2m và không hở phần chân.
Lô gia dựa theo công năng sử dụng có 2 loại
Lô gia nếu phân theo khu vực chức năng thì có 2 loại chính là là lô gia phục vụ và lô gia nghỉ ngơi.
- Lô gia phục vụ: Thường được liên kết với khu vực bếp hoặc nhà vệ sinh. Người ta thường sử dụng loại lô gia để bổ trợ cho 2 khu vực bếp và vệ sinh, thương nơi này sẽ là này để làm nơi phơi đồ, để máy giặc…
- Lô gia nghỉ ngơi: Thường liên kết với phòng khách hoặc phòng ngủ. Thường được thiết kế giống như một căn phòng mở để gia chủ làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc và học tập mật mỏ.
Sự khác biệt giữa ban công và lô gia
Lô gia và ban công đều là các khu vực đón không gian mở ở trong công trình. Vì vậy, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 loại hình chức năng không gian này. Để phân biệt và nhận biết được giữa lô gia và ban công trong thiết kế nhà, bạn nên chú ý tới vị trí bố trí, đặc điểm thiết kế, quy định chiều cao và tầm nhìn…
- Về vị trí: Lô gia nằm ngay trong khuôn viên của công trình, ngôi nhà còn ban công nhô ra phía ngoài
- Về đặc điểm thiết kế: Ban công có thể có hoặc có mái che hoặc không có mái che. Còn đối với lôgia thi luôn luôn có mái che.
- Về quy định xây dựng: Để đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng nên các tòa chung cư, đặc biệt từ tầng thứ 6 trở lên đều có thiết kế lô gia chứ không còn sử dụng ban công. Ban công thường xuất hiện ở các tòa nhà thấp tầng như biệt thự, nhà phố,…
- Về tầm nhìn: Ban công có thể nhìn được tối đa 3 hướng, nhưng lô gia thì chỉ có 1 hướng vì bị chắn ở phần hai bên.
Những yêu cầu cơ bản về thiết kế của ban công và loggia
- Dựa theo các tiểu chuẩn xây dựng, lan can lô gia của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học,…. nằm ở tầng 9 trở lên đều phải đảm bảo được độ cao tối thiểu là 1,4m trở lên. Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công mà chỉ được thiết kế logia và phải có chìu cao lan can cao hơn 1,2m và không được để hở chân
- Các ban công hoặc logia xây bằng kính cường lực thì yêu cầu cố định, chắc chắn, khó trèo qua được.
- Công trình tầng 9 phải có lan can chắn các cạnh trống của sàn, mái và nơi có người đi qua. Còn công trình có trẻ em dưới 5 tuổi thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua
- Bề rộng luồng di chuyển của lô gia và ban công thường sẽ rơi vào khoảng từ 1m2 trở lên đáp đứng được 2 luôn người trở lên.
- Đối với kết cấu sàn, ban công là kiểu console nghĩa là bản sản được đỡ bởi console với một khoảng cách nhất định. Còn logia chính là 1 phần của sàn nhà.
Hy vọng bài viết ban công là gì? có thể cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin hữu ích về ban công và lô gia. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn thiết kế xây dựng ban công hay lô gia cho công trình của bạn. Xây Dựng Sài Gòn đội ngũ nhân viên nhiệt huyết giàu năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn tốt nhất trong giải pháp xây nhà cho bạn.
>>>Tham khảo các bài viết liên quan tại đây