Tổng hợp bản vẽ thiết kế móng băng nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng

Thi công xây dựng nhà là một trong những việc quan trọng của mỗi người. Do đó, khi quyết định đầu tư cũng như chuẩn bị bản vẽ thiết kế móng băng là một trong những yếu tố quan trọng của một công trình. Điều này ảnh hưởng  không nhỏ đến toàn bộ kết cấu cũng như chất lượng, trong đó phải kể đến móng băng. Xây Dựng Sài Gòn xin được chia sẻ đến bạn đọc những bản vẽ móng băng của các loại nhà thông dụng hiện nay.

Móng băng là gì? Ưu điểm của móng băng

Móng băng là loại móng được nằm dưới hàng cột hoặc tường, chúng thường sẽ có dạng một dải dài, hoặc có thể độc lập hoặc giao nhau theo một hình chữ thập. Móng băng còn được dùng để đỡ tường hoặc cột kèo, tạo nền móng vững chắc cho toàn bộ căn nhà.

Ưu điểm nổi bật của móng băng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa tường và cột chắc chắn hơn theo một phương thẳng đứng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giảm áp lực phần đáy móng, giúp cho việc truyền tải trọng lượng của toàn bộ công trình xuống dưới được dàn trãi đều hơn. Vì vậy cần đảm bảo cho kết cấu cũng như chất lượng của công trình.

Bên cạnh những ưu điểm trên, kiểu móng này cũng có một số những nhược điểm. Đó là chiều sâu của móng băng nhỏ nên xét về tính ổn định, chống lật hay chống trượt khá kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu trọng tải cũng khá kém, ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ tải chung của cả nền móng.

Đặc điểm của móng băng trong thi công xây dựng

Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài và có thể độc lập hoặc cắt nhau | Nguồn ảnh: Internet

Cấu tạo của móng băng sẽ bao gồm:

  • Móng băng sẽ bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục kết thành một khối dầm móng.
  • Lớp bê tông lót dày khoảng 100mm
  • Kích thước móng phổ thông từ: (900 – 1200) x 350mm
  • Kích thước dầm móng phổ thông từ: 300 x (500 – 800)mm
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150

Bản vẽ thiết kế móng băng thông dụng hiện nay

Tùy vào thiết kế theo mặt bằng nhà 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng sẽ có cách thiết kế bản vẽ móng băng sẽ khác nhau.

Bản vẽ móng băng nhà 1 tầng

Đối với nhà 1 tầng sẽ có yêu cầu về thiết kế móng băng không quá phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, kết cấu và những tiêu chuẩn của công trình. Như thường lệ sẽ dựa vào địa chỉ và vị trí địa hình của công trình để quyết định áp dụng loại móng gì và chiều sâu chôn móng nên là bao nhiêu.

Với địa hình bằng phẳng bình thường không thì nên lựa chọn những loại móng nông, địa hình ven biển nên chọn móng sâu. Điều kiện thủy văn cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích móng. Ví dụ chiều sâu của mạch nước, vị trí mạch nước ngầm hoặc xây nhà gần ao hồ đều tác động đến việc lựa chọn phương án móng và độ sâu chôn móng phù hợp.

bản thiết kế móng bằng 1 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 1 tầng | Nguồn ảnh: Internet

Trong bản vẽ móng bằng nhà 1 tầng này có một số lưu ý về kỹ thuật như sau:

  • Dầm móng phổ thông: b30 (cm) x h50 (cm)
  • Thép chính, thép đai phổ thông: thép chủ 6Φ18, và thép đai Φ8a150.
  • Chiều dày của bản móng phổ thông: vát chéo từ phần dầm móng ra cạnh khoảng từ 35 (cm) đến 20 (cm).
  • Bề ngang bản móng phổ thông: 90 (cm)
  • Thép bản móng phổ biến: Φ12a150
bản vẽ móng bằng trong thi công xây dựng nhà 1 tầng

Mặt cắt 1-1 của bản vẽ móng băng nhà ở 1 tầng | Nguồn ảnh: Internet

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Khi quyết định lựa chọn thiết kế móng băng cho nhà 2 tầng, bạn cần chú ý một số điểm sau:

Hãy thực hiện khảo sát địa chất. Đây là một trong các bước quan trọng để xác định tính toán được trọng tải đều căn cứ trên nền địa chất thực này. Tiếp đến là lựa chọn phương pháp thiết kế phù hợp. Đối với nền đất bình thường bạn có thể chọn móng băng, còn đối với nền đất cứng và chắc có thể sử dụng phương án thiết kế móng đơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét về nguyên vật tư thi công móng tốt để tránh ảnh hưởng đến độ bền cũng như tính an toàn khi thực hiện thi công của công trình.

  • Kích thước dầm móng cơ bản là b30 (cm) x h (50–60) (cm).
  • Thép chính, thép đai có thiết kế phổ biến nhất: thép chủ 6 Φ(18-20), thép đai Φ8a150.
  • Độ dày tấm móng băng thiết kế thông dụng: vát chéo 35 (cm) đến 20 (cm) từ dầm móng đến mép (cm).
  • Chiều rộng móng thiết kế thông thường: 1-1,2 (m).
  • Thép tấm có thiết kế chung: Φ12a150.
bản vẽ thiết kế móng bằng 2 tầng

Thiết kế bản vẽ móng băng dành cho nhà 2 tầng | Nguồn ảnh: Internet

Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng

Thiết kế móng băng nhà 3 tầng sẽ đòi hỏi những kỹ thuật cao cấp và tỉ mỉ hơn như các tấm móng và lớp lót móng bằng bê tông chạy liên tục kết nối móng thành một khối vững chắc. Sự kết nối này cho phép các phương pháp xây dựng phù hợp và một hệ thống móng chắc chắn.

Đầu tiên của kết cấu móng băng nhà 3 tầng đó là lớp bê tông lót dày 100mm. Với lớp bê tông lót này khi đổ càng dày càng có lợi cho công trình. Lớp đầu tiên có công dụng là tránh việc tác động của thép với mặt đất vì đất có khả năng đông dính với bê tông là không cao. Do đó, nó có thể bị sạt lún gây ra hiện tượng móng bị xê dịch không đúng kích thước tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu.

  • Bản móng thông thường của móng băng nhà ba tầng có các số đo sau: (900-1200) x350 (mm)
  • Kích thước sau đây cho các dầm móng điển hình được đề xuất để xây dựng móng băng 3 tầng: 300x (500-700) (mm)
  • Thép tấm cơ bản điển hình là Φ12A150.
  • Thép thường dùng làm dầm móng bao gồm thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ(8a150)
bản vẽ móng bằng đối với nhà 3 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng | Nguồn ảnh: Internet

Các bước thi công móng băng nhà 3 tầng cũng tương tự như thi công móng băng nhà 2 tầng hay 1 tầng đã được nêu trước đó.

Bước đầu tiên bạn vẫn là thực hiện giải phóng mặt bằng thi công. Thực hiện điều này để có chỗ bố trí các nguyên vật liệu chính xuyên suốt cả quả trình xây dựng như đá, cát, xi măng… Cần được chuẩn bị cho tiến độ và quá trình khởi công xây dựng.

Kế đến là tiến hành san lấp mặt bằng. Đóng trục công trình trên mặt bằng khu đất theo đúng thiết kế kỹ thuật. Cần đảm bảo không có sai sót dẫn đến chất lượng thi công không đảm bảo. Sau đó hãy dọn sạch khu vực đào móng để chắc chắn rằng quá trình thực hiện thi công sẽ luôn khô ráo.

Cuối cùng là cốt thép. Đây là công việc không kém phần quan trọng trong móng băng nhà 3 tầng theo thiết kế tiêu chuẩn, để thực hiện một các tốt nhất cần phải tuân thủ theo các bước sau:

Thi công thép theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bản thiết kế. Thực hiện lót gạch hoặc bê tông để tạo một khoảng trống phù hợp với phần đất gia cố nền móng. Bố trí các bản kê lên phía trên bê tông lót, đặt thép móng băng và thép dầm móng như thép chờ cột. Để ván không bị bung ra trong quá trình đổ bê tông, ván khuôn phải được liên kết chắc chắn với nhau và được gắn chặt bằng đinh hoặc vít.

Khi dầm sàn bằng máy, ván khuôn phải chịu được lực. Để giảm bớt lực ngang khi đổ bê tông, các thanh chống phải được đặt trên các tấm gỗ dày ít nhất 4 cm. Và phải luôn xác định được vị trí tâm móng và các cột để xác lập chiều cao trước khi dựng ván khuôn. Đổ bê tông lần cuối. Đảm bảo bê tông được lấp đầy và chắc chắn thì phải đổ đúng tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn xây dựng nhà ở.

Bản vẽ móng bằng đối với nhà 3 tầng

Đóng trục công trình trên mặt bằng khu đất theo đúng thiết kế kỹ thuật | Nguồn ảnh: Internet

Để có được một bản vẽ thiết móng băng phù hợp với từng thiết kế riêng biệt của từng ngôi nhà cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư xây dựng, những người có trình độ chuyên môn cao họ sẽ giúp bạn thiết kế và thi công chuẩn sát hơn. Nếu như bạn đang băn khoăn về bản vẽ móng băng của mình có hợp lý để xây dựng nhà hay không, bạn có thể liên hệ tới hotline của công ty chúng tôi để được đội ngũ kiến trúc sư Xây Dựng Sài Gòn hỗ trợ một cách tốt nhất.

>>Xem thêm các bài viết khác:

-
5/5 - (3 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn