Nhiều người khi có dự định xây nhà đều có thắc mắc bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là gì? Bao gồm những gì? Liệu 2 bản vẽ có giống nhau không và các loại bản vẽ này dùng để làm gì? Hôm nay Xây Dựng Sài Gòn chia sẻ đến các bạn về những thông tin trên để các bạn có thể hiểu rõ hơn và an tâm khi xây dựng tổ ấm cho gia đình mình nhé.
Phân biệt bản vẽ xin cấp phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà
Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà phố là gì?
Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong quá trình xin cấp giấy phép xây dựng. Bản vẽ xin phép xây nhà là bản vẽ mặt bằng ở vị trí công trình cần thi công tại lô đất, chỉ rõ vị trí thực hiện công trình và những thông tin cơ bản liên quan đến chiều cao, diện tích… mặt cắt và mặt đứng của công trình giúp UBND xã, quận, thị xã, huyện… xem xét và quyết định có nên thực hiện cấp phép xây dựng hay không.
Bản vẽ thiết kế nhà là gì?
Bản vẽ thiết kế nhà là một bộ hồ sơ về toàn bộ căn nhà hoàn chỉnh. Đây là tập hồ sơ diễn giải về kích thước, hình dáng cũng như hoàn chỉnh chi tiết các kết cấu của ngôi nhà, dựa vào bản vẽ đó xây nên những ngôi nhà trọn vẹn.
Thông qua bản vẽ mà các nhà thầu xây dựng, kỹ sư biết được quy cách xây nên một căn nhà, các kích thước, biết được diện tích, bố trí ra sao là phù hợp,…
Để thiết kế 1 bộ hồ sơ trước khi bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi, bạn chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí không đáng kể nhưng mang lại cho bạn một sự an tâm khi thực hiện xây dựng nhà. Nếu bạn có chút kiến thức về giám sát thi công và ngôn ngữ kiến trúc. Bạn sẽ kiểm soát được kỹ thuật lắp đặt và thi công kết cấu, điện nước có thực sự chính xác hay không.
Bản vẽ xin giấy phép xây dựng gồm những gì?
Bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố: đây là việc làm cần thiết đầu tiên của chủ đầu tư, điều này có nghĩa là bạn cần phải lên ý tưởng cùng với nhu cầu cho ngôi nhà của mình trước. Tiếp đến bạn sẽ gặp 1 công ty dịch vụ về xin giấy phép xây dựng để tư vấn cho bạn cách bố trí cho sao cho đúng với quy định của Quận về mật độ đồng thời với cách bố trí cũng phải hài hòa nhất.
Cũng như phải có sự thống nhất về cách làm việc của cả hai bên để mọi công việc được thực hiện một cách suôn sẻ nhất. Có một số khách hàng đã chủ động lên bản phát thảo bố trí xây dựng nhà phố theo mong muốn của bản thân như hình minh họa bên dưới:
Bản vẽ xin phép xây dựng sẽ bao gồm có mặt bằng tổng thể, mặt bằng sơ bộ, mặt cắt AA, mặt cắt móng, mặt cắt hầm tự hoại, mặt đứng, mặt đứng, bản đồ vị trí, khung tên…Chi tiết hơn từng mục sẽ bao gồm:
Mặt bằng công trình xây dựng
Gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích mà bạn muốn xây dựng.
- Mặt bằng sơ bộ: phải bao gồm đầy đủ từ lửng, tầng trệt, cho đến các lầu, mái mà bạn đang muốn thực hiện xây dựng.
- Xét về mặt bằng tổng thể: thể hiện lên diện tích xây dựng so với diện tích đất. Để nhận biết được diện tích xây dựng bạn cần phải xem xét, kiểm tra về mật độ xây dựng được quy định của Quận bạn yêu cầu.
Mặt cắt công trình xây dựng
Mặt cắt: bao gồm phần hầm tự hoại và mặt cắt AA của căn nhà cũng như phần móng.
Mặt đứng: thể hiện kích thước kể cả phần mái và mặt tiền của căn nhà từ hình dạng. Ngoài ra cũng thể hiện rõ nét chiều cao của tầng căn nhà. Những mẫu hình vẽ này phải được thể hiện đầy đủ kích thước . Để gia chủ có thể hình dung rõ hơn sơ bộ của ngôi nhà.
Bản đồ họa độ vị trí: Hiện vị trí tọa độ của khu đất, liền sát với các khu vực đất xung quanh nhà. Yêu cầu của phần này là cần phải khớp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu sổ cũ không có tọa độ riêng thì bạn nên thêm bản đồ hiện trạng cho khu đất để việc thực hiện xây dựng diễn ra thuận lợi nhất.
Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng
Phần này được thể hiện gồm 3 phần quan trọng:
- Tên công ty có chức năng xin phép: ở đây phải thể hiện tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, và số điện thoại của chủ doanh nghiệp.
- Kiến trúc sư thiết kế: ký và ghi rõ họ tên của kiến trúc sư thiết kế của công ty, người đảm nhiệm thiết kế cho đúng nhu cầu của bạn và quy định của Quận.
- Phần chủ nhà: ký và ghi rõ họ tên của chủ nhà đúng với trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. trường hợp cả hai vợ chồng đứng trên giấy chứng nhận thì trong khung tên phải có chữ ký của 2 vợ chồng.
Phần quan trọng là bạn phải dành 1 khoảng trống để quận phê duyệt, ký tên và đóng dấu cho bản vẽ của bạn.
Chú ý bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì
- Quy định về bản vẽ xin phép xây dựng của Quận: phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
- Khổ giấy bản vẽ xin phép xây dựng: không quy định về khổ giấy miễn là bản vẽ thể hiện toàn bộ theo quy định của nhà nước. Nhưng chúng tôi góp ý cho bạn là nên in trên khổ giấy A1 hoặc A0, và nên để tỉ lệ 1/100.
Bản vẽ xin phép xây dựng đã được đóng mộc và xét duyệt của quận
- Quy định việc mở ban công, cửa sổ, lổ thông hơi sang nhà kế cận và xây dựng trong các khu nhà liền kề cũng phải thể hiện trong bản vẽ.
- Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m, không được mở cửa đi, cửa sổ; mép ngoài của ban công trong sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa 2 nhà ít nhất là 2 mét.
- Khi chủ công trình có nhu cầu mở ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh đất nhỏ hơn 2 mét thì trong hồ sơ phải có thêm văn bản thỏa thuận với hộ liền kề được chứng thật của UBND xã, phường.
- Vị trí mở cửa cần tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ thì việc bít ban công, cửa sổ, lỗ thông hơi là mặc nhiên không phải xét xử.
Nội dung trên đây là một số chú thích về hình ảnh của bản vẽ xin giấy phép xây dựng. Những chia sẽ bên trên hy vọng sẽ hỗ trợ giúp cho bạn ít nhiều hiểu thêm về một bản vẽ được bố trí ra sao và chi tiết như thế nào? Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến thiết kế xây dựng thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi Xây Dựng Sài Gòn để nhận được tư vấn miễn phí nhé!
>>Xem thêm: