Có nên xây nhà có tầng hầm? Ưu, nhược điểm khi xây tầng hầm

Với việc diện tích xây dựng hiện nay đang ngày càng trở nên thu nhỏ nên khi thiết kế nhà ở, chủ đầu tư đều luôn mong muốn tận dụng tối đa diện tích xây dựng. Câu hỏi đặt ra liệu “có nên xây nhà có tầng hầm không? đây là một trong những câu hỏi mà rất nhiều khách hàng hay hỏi đến với Xây Dựng Sài Gòn. Trong bài viết sau, chúng tôi xin sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về những vấn đề xung quanh việc xây tầng nhà có tầng hầm như thế nào nhé.

Tầng hầm là gì?

Tầng hầm là tầng được nằm dưới tầng 1 hay (tầng trệt) và chúng được xây dựng hoàn toàn nằm dưới lòng đất. Thường thì tầng hầm hiện nay được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng công cộng với mục đích kinh doanh điển hình như các: khách sạn, nhà hàng, phòng tập, tòa văn phòng, khu trung tâm thương mại, tòa căn hộ, trường học…
Vậy có nên xây nhà có tầng hầm hay không? Cùng chúng tôi điểm qua một số những ưu và nhược điểm khi xây nhà tầng hầm để đưa ra quyết định cho ngôi nhà của mình nhé.

Ưu, nhược điểm khi xây nhà có tầng hầm

Ưu điểm khi xây nhà tầng hầm

  • Có chỗ để xe: Vì nhiều ngôi nhà ở thành phố thiếu sân hoặc chỗ đậu xe do diện tích xây dựng hạn chế nên phải để ô tô trong nhà. Do đó những ngôi nhà sẽ trở nên chật chội hơn. Lợi ích khi có tầng hầm là để được cả ô tô lẫn xe máy.
  • Tăng giá trị của ngôi nhà: Xây dựng một tầng hầm sẽ làm cho ngôi nhà trông sang trọng và rộng rãi hơn rất nhiều. Khu vực tầng trệt hiện tại có thể thoải mái trang trí mà không cần quan tâm đến chỗ để xe.
  • Không gian lưu trữ: Bổ sung có sẵn ở tầng hầm cũng có thể được sử dụng để đậu xe. Bạn cũng có thể lưu trữ các vật dụng không sử dụng trong tầng hầm, bao gồm cả gạo và thiết bị dự trữ.
  • Ngăn cách lối đi: Xây dựng một tầng hầm cho thuê hoặc một công trình kiến ​​trúc cao tầng sẽ thuận tiện hơn khi đi lên bằng một lối khác và khi chạy xuống tầng hầm cất xe.
  • Cho thuê được cả tầng trệt: Đối với những người muốn xây dựng nhà để cho thuê thì đa số tầng trệt sẽ là tầng để chứa xe. Nhưng nếu xây thêm hầm, bạn lại có thêm một không gian để xe cho khách và sử dụng tầng trệt cho thuê giúp tăng doanh thu cho gia đình.
ưu điểm của xây tầng hầm nhà phố

Ưu, nhược điểm khi xây nhà có tầng hầm | Nguồn ảnh: Internet

Nhược điểm khi xây nhà tầng hầm

So với những ngôi nhà không có tầng hầm bình thường khác thì việc xây nhà có tầng hầm sẽ tốn nhiều chi phí xây dựng hơn. Các khoản chi phí này nằm ở công tác thi công đổ bê tông và chống thấm cho hầm cần phải được kỹ càng hơn so với các tầng khác. Hầm càng sâu thì chi phí xây dựng cũng tỉ thuận là càng lớn, trung bình cao hơn khoảng từ 150 – 200% đơn giá xây tầng bình thường. Do đó bạn nên chỉ nên xây dựng tầng hầm nếu như đảm bảo được chi phí xây dựng trong mức cho phép.

Tuy nhiên, chi phí xây dựng tầng hầm có thể nhanh chóng được bù đắp bằng thu nhập từ việc cho thuê tầng trệt (tầng hầm). Ví dụ như: karaoke, công ty bất động sản, trụ sở công ty …

  • Đảm bảo sử dụng các biện pháp kỹ thuật: Vì đào tầng hầm đủ sâu sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của ngôi nhà. Ngoài ra, nó có thể dẫn đến việc các ngôi nhà xung quanh bị sụt lún. Vật liệu xây dựng tốt cũng nên được sử dụng cho thi công tầng tầng hầm luôn được đảm bảo.
  • Không phải ngôi nhà nào cũng xây hầm được: Thi công tầng hầm cần phải tính toán đến độ bền chắc và có khả năng tác động xấu đến những cấu trúc nhà xung quanh. Vì đa số những ngôi nhà cũ tại trung tâm TP.HCM thường có móng rất nông
  • Chiều dài công trình khó thi công hầm: Nếu nhà của bạn không đáp ứng đủ chiều dài công trình thì tốt nhất không nên thi công xây hầm vì khó làm ram dốc.

Tóm lại: có nên xây nhà có tầng hầm không? Điều này sẽ còn phụ thuộc vào tùy nhu cầu sử dụng, mục đích cũng như là chi phí xây dựng của mỗi gia đình. Bên cạnh đó khi xây nhà có tầng hầm bạn còn cần phải đáp ứng những yêu cầu và quy định của nhà nước thì mới có thể được phép xây hầm nhà phố.

Chi phí xây nhà có tầng hầm hiện nay bao nhiêu?

Xây nhà tầng hầm hiện nay có chi phí khá cao. Như chúng tôi đã nói trên chi phí xây nhà tầng hầm cao hơn từ 150 – 200% so với xây tầng bình thường. Chi phí này cũng sẽ biến đổi phụ thuộc vào chiều sâu của hầm và nguyên vật liệu bạn đã lựa chọn. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng một tầng hầm sâu 1,2m sẽ tốn hơn 115% so với việc không xây một tầng hầm; một tầng hầm sâu từ 1,2m đến 1,8m sẽ tốn kém hơn 119% so với việc không xây một tầng hầm
  • Xây dựng một tầng hầm sâu 1,8 đến 2,5 mét sẽ tốn hơn 123% so với nếu không có tầng hầm
  • Việc xây dựng các tầng hầm sâu hơn 2,5 mét sẽ tốn nhiều chi phí hơn nếu không xây dựng tầng hầm nào.

Ví dụ cụ thể:

Thực hiện xây ngôi nhà cần có diện tích đất 10m x 10m và xây 5 tầng gồm lầu 1, 2, 3, 4, 5 (Giả sử không tính diện tích phần giếng trời). Diện tích ban công là 0,9×10=9m2. Chi phí xây dựng phần thô cho nhà giao động trong khoảng 3 triệu đồng /m2 sàn (Nếu hoàn công thì từ 5 triệu – 5.5 triệu/m2).

Xây càng nhiều tầng hầm thì chi phí xây dựng càng cao

  • Chi phí của tầng 1 lớn hơn 1,5–1,7 lần so với tầng nổi
  • Trong khi của tầng hầm thứ hai lớn hơn 2-–2,5 lần
  • Tầng hầm thứ ba có thể gấp 3-–3,5 lần
  • Chi phí tăng lên theo độ sâu của tầng hầm
chi phí xây dựng tầng hầm

Xây càng nhiều tầng hầm thì chi phí xây dựng càng cao | Nguồn ảnh: Internet

Quy định về xây dựng tầng hầm

Về số tầng hầm

Theo quy chuẩn thiết kế, xây dựng nhà ở theo quy định của Bộ Xây dựng, số tầng hầm sẽ không được thiết kế vượt quá 5 tầng. Tuy nhiên hiếm khi các công trình xây dựng nhà ở hiện nay xây đến 5 tầng hầm.

Thông thường đối với các kiến trúc nhà ở phổ thông thì đa số các gia chủ đều thiết kế 1 tầng hầm là chủ yếu. Với những công trình có diện tích xây dựng lớn hơn hoặc xây dựng với mục đích kinh doanh thương mại thì tầng hầm có thể xây 2-3 tầng chủ yếu để phục vụ mục đích để xe của khách hàng

Quy định về chiều cao của tầng hầm

Cũng theo quy định của Bộ Xây dựng, chiều cao tối thiểu của 1 tầng hầm hiện nay là 2,2m. Chiều cao đường dốc của tầng hầm cũng phải tối thiểu là 2,2m.

Chiều cao và độ dốc của các tầng hầ cần phải đảm bảo được sự thuận tiện và an toàn nhất cho quá trình di chuyển thuận tiện của các loại xe có thể lưu thông trong tầng hầm.

Bên cạnh đó, khi thiết kế tầng hầm, gia chủ cần phải chú ý đến sự thiết kế cột và đà trong tầng hầm. Trong trường hợp tầng hầm có nhiều đà thì độ cao cần phải được giảm xuống từ 20-30cm. Chính vì vậy, độ cao hợp lý của tầng hầm hiện nay là 2,2m để vừa đủ đảm bảo được sự thông thoáng, an toàn và thuận tiện khi sử dụng.

Quy định về tầng hầm nhà phố

Đối với các trường hợp khi xây dựng tầm hầm nhà phố, chủ đầu tư cần phải tuân thủ theo những quy định sau đây:

  • Phần nổi tầng hầm không được cao quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện hữu và đã ổn định (tính từ sàn tầng trệt).
  • Ram dốc (vị trí đường hầm xuống tầng tầm) cần phải cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m.
  • Nhà liền kề có mặt tiền tiếp giáp với đường lộ giới < 6m không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống cho ô tô tiếp cận trực tiếp với mặt đường.
quy định xây dưng tầng hầm

Một số quy định về tầng hầm phải tuân theo đối với nhà phố | Nguồn ảnh: Internet

Trên đây là những nội dung của Xây Dựng Sài Gòn về chủ đề “có nên xây nhà có tầng hầm?“. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ưu nhược điểm của việc xây tầng hầm và quy định cũng như chi phí thực hiện. Từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất. Nếu Bạn còn đang thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thiết kế thi công xây dựng nhà ở, văn phong hay các công trình liên quan khác thì hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất!

>> Có thể bạn quan tâm:

-
5/5 - (2 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn