Tìm Hiểu Về Bản Vẽ Thiết Kế Xây Dựng Nhà Ở

Một trong những bước quan trọng khi thực hiện xây dựng là hãy tìm hiểu về bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở. Để thực hiện đúng những mong muốn trong cách thiết kế thì gia chủ cần lập hồ sơ thiết kế đầy đủ. Vậy hồ sơ thiết kế thi công nhà ở đầy đủ gồm những gì? Hồ sơ bao gồm có những danh mục nào? và quy trình xin giấy phép xây dựng ra làm sao?

Hôm nay Xây Dựng Sài Gòn chia sẽ đến các bạn tất cả những câu hỏi trên để hiểu rõ hơn về bản vẻ thiết kế nhà là gì?  Hy vọng bài viết này sẽ phần nào góp thêm những nội dung cần thiết cho bạn để làm cơ sở lựa chọn gói thiết kế phù hợp.

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà gồm những gì?

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở được tóm tắt bằng bảng liệt kê hạng mục sau đây:

STT  DANH MỤC HỒ SƠ  MÔ TẢ NỘI DUNG HỒ SƠ 
1. Hồ sơ xin phép xây dựng – Đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng theo quy định
2. Hồ sơ phối cảnh – Phối cảnh 3D mặt tiền
3. Hồ sơ kiến trúc – Mặt bằng kỹ thuật các tầng

– Các mặt đứng triển khai

– Các mặt cắt kỹ thuật thi công

– Mặt bằng trần giả

– Mặt bằng lát sàn, mặt bằng bố trí đồ nội thất

4. Hồ sơ nội thất – Trang trí nội thất, ánh sáng, vật liệu, màu sắc toàn nhà, vách đá trang trí, đồ gỗ furniture…

– Triển khai chi tiết các thiết bị nội thất.

– Triển khai các chi tiết trang trí tường, vườn cảnh..

5. Hồ sơ chi tiết cấu tạo – Chi tiết thiết kế cầu thang, ban công, vệ sinh, cửa và các chi tiết khác của công trình…
6. Hồ sơ kết cấu – Phần ngầm: cọc, móng, dầm, giằng hầm tự hoại, bể nước…

– Mặt bằng dầm sàn, cột các tầng

– Chi tiết cầu thang, chi tiết cột, chi tiết dầm, chi tiết mái

– Các bảng thống kê thép

7. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật M&E – Thiết kế điện công trình

– Cấp thoát nước công trình

– Hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống chống sét

8. Phần thiết kế cảnh quan sân vườn – Thiết kế cổng tường rào, hệ thống hạ tầng kỹ thuật

– Sân đường đi dạo, giao thông nội bộ

9 Dự toán chi tiết và tổng dự toán xây dựng – Bóc tách, liệt kê khối lượng, đơn giá, thành tiền các hạng mục thi công công trình
10. Giám sát tác giả – Đảm bảo xem xét việc thi công xây lắp đúng thiết kế

– Giúp chủ đầu tư lựa chọn vật liệu và thiết bị nội thất

Vì sao trước khi xây nhà phải cần có bản vẽ thiết kế?

Có chi tiết một bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở đẹp sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn tổng thể, khách quan về ngôi nhà của mình trong tương lai. Thiết kế một bộ hồ sơ trước khi bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi.

Thứ nhất: Đem lại sự tin tưởng, an tâm

Bạn chỉ cần bỏ ra một khoảng chi phí không quá lớn để đem lại sự an toàn khi thực hiện xây nhà. Không cần phải ước lượng quá chi tiết cho từng cái cọc, cái móng,… vì trong bản vẽ đã có hướng dẫn xác định, cụ thể cho từng hạng mục và bạn chỉ cần bắt tay vào xây dựng tổ ấm của mình.

Thiết kế xây dựng nhà ở thường yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng. Khi có đầy đủ những thông tin về bản thiết kế xây dựng bạn không cần phải lắng lo về vấn đề này nữa. Các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm sẽ phụ trách tư vấn cho bạn, để bạn không phải gặp khó khăn trong vấn đề thi công xây dựng.

Các tài liệu kỹ thuật, chẳng hạn như bản vẽ cho các dự án xây dựng, thường được trình bày theo các hướng dẫn nghiêm ngặt, bao gồm các kích thước, kỹ thuật và tỷ lệ thích hợp. Do đó, chất lượng và độ an toàn thường được đảm bảo bởi việc xây dựng tuân theo thiết kế. Bạn có thể giám sát và theo dõi toàn bộ quá trình xây dựng một cách an toàn đồng thời đọc nội dung thiết kế xây dựng nhà của mình, đảm bảo rằng ngôi nhà được hoàn thành theo đúng thông số kỹ thuật của bạn.

Hơn hết, bộ thiết kế kiến trúc còn được sao lưu một bảng tại cơ quan giám sát xây dựng của nhà nước (cục thanh tra xây dựng). Nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra sau này cho căn nhà thì bạn có thể dựa vào căn cứ này để giải quyết những vấn đề xảy ra không mong muốn.

bản thiết kế thi công xây dựng nhà ở

Khi thiết kế xây dựng nhà thường yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng | Nguồn ảnh: Internet

Thứ hai: Có được tiếng nói chung

Gia đình bạn sẽ hợp tác với kiến ​​trúc sư, người sẽ nói chuyện với từng cá nhân. Sau đó các kiến ​​trúc sư sẽ đưa ra những gợi ý để ngôi nhà của bạn đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ cao và cảm giác hài hòa xuyên suốt. Thiết kế thi công nhà ở đặc biệt dựa trên sở thích của từng thành viên trong gia đình từ đó thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thực tế của mỗi thành viên trong gia đình.

Đồng thời, nó hỗ trợ cho bạn một ý tưởng chung về chi phí, không gian sống và sự chuẩn bị ngân sách cần thiết để thiết kế thi công nhà ở theo cách tốt nhất có thể.

Chủ nhà còn được dự toán các không gian, bố trí cửa, cầu thang và đồ đạc hợp với phong thủy,… Để khi ở trong nhà các thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn. Đây cũng chính là đòn bẩy cho sức khỏe và sự nghiệp sau này.

Về việc thiết kế xây dựng nhà ở với bố trí đồ nội thất trong căn nhà (bao gồm những việc thiết kế trang trí trần, sàn, tường, thiết kế ánh sáng, thiết kế kiểu dáng đồ đạc và thiết kế mẫu,…) Trên thực tế chưa cần thiết phải thực hiện ngay ở giai đoạn này, nhưng nếu bắt đầu ngay việc thiết kế này từ sớm có thể giúp căn nhà trở nên hoàn thiện hơn.

Vì sau khi xây dựng xong phần thô của căn nhà mới bắt đầu lựa chọn thiết kế nội thất. Mà chuyên gia nội thất thường cho rằng cần phải loại bỏ mảng tường này, xây thêm mảng tường kia, … khi đó chi phí có thể thay đổi và sẽ tốn kém nhiều hơn.

Khi không có hồ sơ thiết kế thi công nhà thì trong quá trình xây dựng rất hay xảy ra bất đồng quan điểm giữa chủ nhà và người thi công. Nhưng khi bạn đã có bản thiết kế xây dựng rồi, bạn có thể biết chính xác được không gian của căn nhà trong tương lai. Từ thiết kế, bạn có thể  tránh sai sót, và điều chỉnh thích hợp trước khi bắt tay tiến hành xây dựng.

Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ sai sót nào, hãy thảo luận với kiến ​​trúc sư. Sau đó kiến ​​trúc sư sẽ hỗ trợ và giám sát việc xây dựng theo đúng mô tả ban đầu của dự án. Hãy can đảm để nói với kiến ​​trúc sư những gì bạn cần, những vấn đề của bạn và khả năng tài chính của bạn khi trao đổi với những người có chuyên môn để họ có thể hỗ trợ bạn và giúp bạn đưa ra những giải pháp tốt nhất.

có bản thiết kế xây dựng giúp người chủ và thợ có tiếng nói chung

Hãy thẳng thắn trao đổi với nhau để đưa ra tiếng nói chung trong cách làm việc | Nguồn ảnh: Internet

Thứ 3: Bảo đảm chi phí dự toán

Gia chủ có thể tính toán chi phí cho toàn bộ ngôi nhà của mình, đến từng chi tiết nhỏ nhất và điều chỉnh vật liệu sử dụng sao cho phù hợp để tránh bội chi trong quá trình xây dựng.

Bạn sẽ cắt giảm được chi phí nhất là khi tiến hành thi công theo đúng bản vẽ thiết kế xây dựng nhà của mình. Bởi vì nhờ có điều này sẽ giúp liệt kê mọi thông tin và nhiệm vụ cụ thể cho toàn bộ ngôi nhà.

Mọi chi tiết cụ thể trong hồ sơ thiết kế thi công nhà ở sẽ rất rõ ràng. Ví dụ, bản vẽ bố trí cho sắt và thép bao gồm kích thước, không gian và vị trí chính xác. Nếu bạn ký hợp đồng với một công ty chuyên thiết kế và xây dựng nhà đẹp, bạn sẽ được xem xét toàn bộ nội ngoại thất của ngôi nhà mà không phải chịu thêm chi phí thiết kế.

Hầu hết mọi người vẫn cho rằng mua một cuốn A3 với giá hợp lý là việc đơn giản, nhưng trên thực tế, bộ hồ sơ thiết kế nhà đó nó thể hiện vô số công sức, trí tuệ, tài năng và công sức của các kiến ​​trúc sư, kỹ sư.

có bản thiết kế xây dựng sẽ đame bảo chi phí xây dựng sử dụng hợp lý

Khi có bản thiết kế xây dựng sẽ đảm bảo các khoản chi phí cần bỏ ra trong xây dựng | Nguồn ảnh: Internet

Vì sao trước khi xây nhà phải có giấy phép xây dựng?

Giấy phép xin thiết kế xây dựng nhà là văn bản pháp lý mà chủ đầu tư hoặc chủ nhà có thể sử dụng để xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình, nhà ở. Bạn phải xin giấy phép xây dựng nhà ở để được phép xây dựng. Thời gian chờ cấp giấy phép xây dựng trung bình từ 10 đến 20 ngày làm việc (nếu bạn đảm bảo đầy đủ các giấy phép xây dựng).

Quy trình xin phép xây dựng

  • Bước 1: Lập hồ sơ xin phép xây dựng là bước đầu tiên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
  • Bước 3: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng kiểm tra giấy tờ. Nếu hồ sơ được chấp nhận: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng lưu hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày khảo sát. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thực hiện lại bước 1 sau khi cơ quan cấp giấy phép thiết kế xây dựng nhà theo hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
  • Bước 4: Tổ chức cấp giấy phép thiết kế thi công xây dựng và cấp phép đóng dấu vào bản vẽ.
  • Bước 5: Bảy ngày trước khi khởi công, chủ nhà thông báo cho cơ quan cấp phép và UBND phường, xã biết ngày khởi công.

Hồ sơ đề nghị xin cấp phép xây dựng

  • Đơn theo mẫu: 01 theo bản chính
  • Giấy QSDĐỞ và CNQSHNỞ hoặc giấy CNQSDĐ (Kèm theo bản vẽ hiện trạng): 01 bản sao lưu có thị thực.
  • Bản vẽ thiết kế nhà: 02 bản chính.

Mỗi bộ bản vẽ xây dựng nhà ở chi tiết sẻ bao gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng ranh giới lô đất, mặt bằng vị trí công trình trên lô đất
  • Bản vẽ các mặt bằng, các mặt cắt, mặt đứng chủ yếu của công trình
  • Bản vẽ mặt cắt móng, mặt bằng móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, tường, khung, mái chịu lực).

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết giúp bạn hoàn thành và thực hiện các bước đầu tiên của việc thiết kế xây dựng nhà mơ ước của mình. Ngoài ra, nếu bạn còn có bất kì thắc mắc nào về bản thi công xây dựng cũng như thiết kế, kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng; bạn có thể liên hệ với Xây Dựng Sài Gòn để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình trong thời gian sớm nhất.

-
5/5 - (5 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn