[Hướng Dẫn] Cách bố trí thép tăng cường trong dầm

Trong xây dựng cần có nguyên tắc bố trí thép tăng cường trong dầm để chắc chắn mang lại hiệu quả tốt nhất cho mọi dự án. Vì Dầm là bộ phận chịu tác động của lực lớn trong mọi kết cấu của công trình nên nó đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ vậy cũng cần phải có những lưu ý để đảm bảo đúng kỹ thuật khi làm dầm để bảo đảm an toàn cho công trình. Hãy cùng Xây Dựng Sài Gòn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này nhé!

Dầm là gì?

Dầm được biết đến là cấu kiện cơ bản, là thanh chịu lực nằm ngang hoặc có thể là nằm nghiêng để nâng đỡ tường, các bản dầm và mái phía trên. Trên tiết diện vuông góc, cách bố trí cốt thép đã được xem xét và tính toán khi kiểm tra khả năng chỉ momen uốn. Nhưng trong một số điều kiện xây dựng khác nhau mà cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu tác động của lực dọc. Do đó, cần phải tính toán khả năng chịu uốn nén của dầm giống như cột.

Trước khi biết cách bố trí thép tăng cường trong dầm, bạn đọc cần phải nắm được tác dụng của dầm chính và dầm phụ. Có như vậy mới có thể sử dụng được hết những chức năng của dầm.

  • Dầm chính là loại dầm được thiết kế đi qua các cột, vách và gác chân cột vì thế kích thước của dầm chính thường lớn hơn so với các dầm khác. Khi triển khai thiết kế và thi công, dầm chính phải đặt vào tường từ 200mm – 250mm, theo độ rộng của phòng và cách nhau 4m – 6m. Nếu chiều dài của phòng > 6m thì dầm chính và dầm phụ sẽ được đặt vuông góc với nhau.
  • Dầm phụ là loại dầm không xếp chồng lên các cấu kiện chịu nén mà sẽ gác lên cấu kiện chịu xoắn, uốn.

Việc phân dầm chính và dầm phụ nhằm tính toán đến khả năng chịu lực, để tản lực từ đầm phụ sang dầm chính. Hơn nữa, việc phân chia rõ ràng về mặt kết cấu để việc chọn tiết diện dầm sao cho chính xác. Nếu không xác định được khả năng chịu lực và tiết diện của mỗi dầm thì sẽ dẫn đến những vấn đề không mong muốn xảy ra.

bố trí dầm trong xây dựng

Cách tăng cường thép dầm | Nguồn ảnh: Internet

Tại sao cần phải bố trí thép tăng cường trong dầm?

Có rất nhiều chủ nhà không có kinh nghiệm gì trong xây dựng thường sẽ không hiểu vì sao phải tăng cường thép dầm thi công xây dựng. Vì dầm có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi công trình đặc biệt là những công trình có diện tích lớn, nhà cao tầng hay những công trình có nền móng yếu. Chính vì điều này, việc bố trí thép tăng cường trong dầm sẽ đảm bảo dầm được an toàn và chắc chắn để chịu lực. Để từ đó mà bảo đảm độ an toàn cho công trình và tính mạng của mọi người xung quanh khi đưa vào sử dụng.

Vậy cách tăng cường thép dầm sẽ được thực hiện như thế nào? Bạn có thể tưởng tượng một cách đơn giản như sau: 4 thép chính sẽ được liên kết với nhau thành một bộ khung rồi bố trí thép tăng cường trong dầm gồm thép bụng và thép gối ở giữa dầm.

Nguyên tắc bố trí thép dầm

Nguyên tắc bố trí cốt thép trong tiết diện ngang cho dầm

Bước 1: chọn đường kính ở phần cốt thép dọc  dầm

Cốt thép chịu lực trong dầm sàn thường có đường kính trung bình trong khoảng từ 12mm – 25mm. Nhưng, đường kính của cốt thép không nên quá lớn 1/10 so với bề rộng của dầm. Vì thế, để không bị nhầm lẫn trong công đoạn xây dựng thì bạn không nên sử dụng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực mà nên chọn đường kính chênh nhau khoảng 2mm.

Bước 2: lớp bảo vệ cốt thép trong dầm

Lớp bảo vệ phần cốt thép chịu lực cấp 1 cùng với lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2 sẽ có sự khác biệt nên khi thi công cần phải phân biệt rõ được lớp bảo vệ này. Hơn hết, độ dày của lớp bảo vệ không được bé hơn so với đường kính cốt thép.

Bước 3: khoảng hở phần cốt thép dầm

Khoảng hở này được hiểu là khoảng cách thông thủy phần cốt thép dầm. Vì thế mà khoảng hở không được bé hơn trị số lớn và đường kính cốt thép. Trong khi đổ cốt thép, bê tông phải tuân thủ theo đúng những quy định sau:

  • Nếu bố trí thành 2 hàng thì cốt thép hàng trên phải lớn bằng 50mm
  • Khoảng hở phía trên phải bảo đảm đầm dùi được lắp vào vừa
  • Phần cốt thép đặt dưới to bằng 25mm
  • Phần cốt thép đặt trên to bằng 30mm

Bước 4: sắp xếp thép dầm

Vị trí giao nhau giữa dầm khung và dầm sàn phải vuông góc. Do đó, nên đặt cốt thép dầm chính phía dưới cốt dọc dầm sàn để không bị vướng vào nhau. Nếu bố trí cốt thép phía bên trên dầm sàn phân thành 2 hàng thì nên có khoảng cách bởi cốt thép của dầm chính sẽ nằm ở giữa 2 hàng.

nguyên tắc bố trí thép dầm

Nguyên tắc bố trí thép dầm xây dựng | Nguồn ảnh: Internet

Nguyên tắc bố trí thép tăng cường trong dầm theo phương dọc

Khác với cách bố trí cốt thép dầm phương ngang, cốt thép được xếp theo phương dọc, nhưng cũng cần phải lưu ý một số yếu tố sau:

  • Ở những vị trí lắp đặt cốt thép có momen và tiết diện lớn bạn có thể cắt bớt những thanh sắt hay uốn chuyển vùng để tiết kiệm tiết diện và làm giảm số lượng các thanh thép.
  • Momen dương của cốt thép chịu dọc sẽ kéo phần momen âm phía trên và AS tại phần phía dưới.
  • Sau khi cắt bớt thì phải đảm bảo số thép còn lại vẫn có khả năng chịu lực.
  • Cốt thép chịu lực có thể đặt được một cách độc lập hay có thể dễ dàng kết hợp với nhau.
  • Phần cốt thép chịu lực phải neo vững chắc ở đầu mỗi thanh.

Cách tăng cường thép dầm

Tăng cường thép dầm sẽ hỗ trợ nền móng công trình được kiên cố, chắc chắn mang đến sự an toàn cho người dùng cũng như mọi người xung quanh. Dưới đây là cách bố trí thép tăng cường trong dầm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Bố trí cốt thép chịu lực

  • Diện tích tiết diện cốt thép dọc chịu lực trong cấu kiện không được bé hơn những giá trị khác 0.05%.
  • Lớp bê tông bảo vệ phải bảo đảm có sự liên kết, hài hòa giữa bê tông và cốt thép ở mọi giai đoạn. Điều này giúp bảo vệ cốt thép không bị tác động của ngoại cảnh. Chiều dày lớp bảo vệ cột dọc không được nhỏ hơn đường kính của thanh thép. Đối với thanh thép abv ≥ 20mm thì có đường kính Ø≤ 20mm. Còn abv ≥ 25mm thì sẽ có đường kính là 20mm < Ø ≤ 32mm.
  • Khoảng cách giữa 2 thanh thép cần thực hiện đúng theo những quy định để đảm bảo việc làm chung của bê tông và cốt thép không ảnh hưởng đến việc đổ dầm vữa bê tông. Nếu dầm có độ rộng ≤ 80mm thì cốt thép dọc chỉ cần bố trí 1 lớp thép dưới và trên. Nếu dầm có bề rộng > 100mm thì khoảng cách giữa 2 thanh thép lớp dưới không bé hơn đường kính Ø thép và ≥ 25mm.
  • Để cốt thép phát huy hết công năng chịu lực cần thực hiện neo chắc đầu mút của nó vào bê tông. Dùng thép tròn trơn có khả năng uốn móc buộc vào lưới và khung sao cho đường kính móc bằng 2.5D.

Nếu đoạn dầm biên gối lên cột hay dầm có thép lớn phía bên trên thì đoạn neo phải ≥ 30Ø và ≤ 35Ø. Còn đối với thép lớp bên dưới thì đoàn neo phải > 15Ø. Đối với dầm biên gối lên tường gạch thì đoạn neo thép lớp bên trên phải > 30Ø và bên dưới > 15Ø.

  • Cốt thép khi nối phải bảo đảm an toàn trong vùng kết cấu dầm để không chịu mômen uốn lớn. Không được nối thép phía bên trên ở vị trí cột hay dầm giao nhau –  xác định từ vị trí tim cho tới ¼ nhịp của dầm. Không được liên kết thép phía bên dưới trong phần dụng dầm – từ ¾ nhịp dầm. Chiều dài đoạn nối thép không được < 250mm và phải > 30Ø.
  • Khi tiến hành cắt cốt thép sẽ có sự khác nhau giữa thép lớp dưới và trên. Với thép tăng cường lớp bên trên cho gối cắt ≥ ¼l nhịp dầm kể từ mép gối. Đối với thép tăng cường dưới bụng cắt thép ≤ 1/5l nhịp dầm kể từ tâm gối nhịp. Và khoảng cách giữa 2 đoạn cắt thép phải > h.
  • Tại vị trí giao nhau giữa dầm phụ và dầm chính thì việc bố trí thép giữa lớp dưới và trên có thể vướng vào nhau. Vì thế, theo nguyên lý truyền trọng tải thì thép trên cùng là thép sàn, kế đến là thép dầm phụ và cuối cùng sẽ là thép dầm chính. Nếu dầm phụ có 2 lớp thép phía bên trên thì lớp thép tăng cường sẽ đặt dưới dầm chính.
Cách tăng cường thép dầm

Bố trí cốt thép chịu lực | Nguồn ảnh: Internet

Bố trí thép tăng cường

Nếu chiều cao của dầm > 700mm thì đặt thêm cốt giá cấu tạo hai bên với đường kính > 12mm cùng với cốt đai tăng cường bổ sung chống phình hoặc co ngót.

Bố trí thép đai

Đối với cấu kiện bê tông, dầm sẽ đồng thời chịu kéo, nén và lực cắt. Vì thế khi bố trí thép đai phải thoả mãn các điều kiện umax, utt, uct. Ngoài ra, cốt đai phải dày hơn ở ¼ nhịp từ gối đồng thời thưa hơn ở giữa nhịp. Hơn nữa độ dày của lớp bảo vệ cốt đai phải > 15mm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bố trí thép tăng cường trong dầm Xây Dựng Sài Gòn dựa vào kinh nghiệm thực tế mà đã thi công nhiều dự án được hy vọng đã có thể giúp bạn đọc nắm rõ được chủ đề này. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến thi công xây dựng nhà ở, biệt thự và cần đến sự giúp đỡ của một chuyên gia uy tín thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

>>Xem thêm:

-
4.5/5 - (4 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn