Quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn, mái đúng kỹ thuật

Quy trình đổ bê tông là một trong những quá trình quan trọng khi thi công xây dựng nhà phần thô, tùy từng hạng mục thì yêu cầu về cách đổ và sử dụng khối lượng vật tư khác nhau. Trước khi bắt tay vào thực hiện thi công bê tông thì phải có giai đoạn chuẩn bị đầy đủ để làm việc hiệu quả, tránh sai sót hơn. Cùng Xây Dựng Sài Gòn tìm hiểu về quá trình cũng như những lưu ý quan trọng trong cách thi công đổ bê tông sao cho đúng kỹ thuật nhé.

Quy trình đổ bê tông chuẩn nhất

Bước 1: Khâu chuẩn bị của nhà thầu

  • Cần tính toán kỹ lưỡng vật liệu, nhân công, thiết bị và máy móc sử dụng.
  • Thời gian đổ cũng cần được tính toán kỹ.
  • Tính toán mặt bằng thi công thực hiện việc đổ
  • Giới hạn vùng bê tông sao cho đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng người dân xung quanh.
  • Dọn dẹp sạch sẽ cốp pha, cốt thép.
  • Kiểm tra lại các khuôn đúc, cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, tập hợp ván gỗ để làm sàn (kích thước, tình trạng…)
  • Thường các công trình sẽ dùng máy đầm bàn để đổ phần bê tông sàn mỏng hơn chừng 30cm hoặc dầm sàn.
  • Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hay là chạy điện cho sàn dày hơn 30cm.
  • Kiểm tra sàn bê tông đã đạt đủ chuẩn về độ nhẵn chưa, đảm bảo không xảy ra tình trạng ngập nước
chuẩn bị cho quy trình đổ bê tông

Chuẩn bị cho quy trình đổ bê tông | Nguồn: Internet

Bước 2: Kiểm tra ván khuôn & cốt thép

Để tránh thất thoát nước trong quá trình đổ và đầm bê tông, cốp pha phải chắc chắn, kín, đặt đúng vị trí.

  • Cốp pha cột: Chân cốp pha phải đặt chính xác. Khi đổ phải cẩn thận tránh làm xê dịch bê tông. Để ngăn cột bị nghiêng hoặc phồng lên, ván khuôn cột cần được nâng đỡ, bảo đảm và chiếu sáng.
  • Cốp pha dầm: Xác minh chiều cao của đáy dầm, thành cốp pha thẳng và không bị cong.
  • Cốp pha sàn: Tại các điểm khác nhau, kiểm tra độ võng và chiều cao của sàn.
  • Quá trình thực hiện: Cốt thép phải tuân thủ các yêu cầu về loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, mối nối, lực theo thiết kế, độ sạch và độ ăn mòn của thép khi sử dụng trong bê tông.

Bước 3: Tiến hành đổ phần bê tông

Quy trình đổ bê tông cho cột

  • Thợ xây sẽ đổ phần bê tông vào khối đi qua máng đổ, việc này phải từ từ và cẩn thận
  • Đảm bảo bê tông được đổ với độ cao rơi tự do tối đa 2m để tránh bị văng ra xung quanh.
  • Mỗi lớp bê tông phải được đổ với độ sâu từ 30 đến 50 cm, và mất 20 đến 40 giây để đầm từng lớp. Thi công bằng máy đầm dùi và đầm dọc trong máy đầm
  • Người đổ  đi đến đâu phải đóng cửa ra vào để tránh bê tông rò rỉ ra ngoài và đổ phần cao hơn vì kết cấu trộn có cửa ra vào.
  • Cho nên người thợ chú ý đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm, để tránh việc cột lớp dưới cột hay mắc lỗi bị rỗ do các cốt liệu to làm đọng lại ở đáy.
Tiến hàng quy trình đổ bê tông

Tiến hàng quy trình đổ phần bê tông vào các hạng mục tùy ứng | Nguồn: Internet

Quy trình đổ bê tông cho dầm

  • Cẩn thận để chiều cao dầm không vượt quá 50 cm; trong tình huống này, dầm thường được đổ đồng thời với bản sàn. Công nhân có thể thay đổi kiểu đổ phù hợp với từng đặc điểm công trình
  • Với dầm đúc cao, bê tông được đổ dạng mỗi bậc khoảng 1m chứ không đổ theo một lớp suốt chiều dài
  • Đổ phần bê tông cột lên đến độ cao 3-5 cm tính từ đáy dầm rồi tạm dừng hơn 1 giờ để cho chúng co lại trước khi đổ tiếp. Đây là cách kết nối dầm bê tông và tấm sàn với cột.
Quy trình đô bê tông cho dầm

Hình ảnh quy trình đổ phần bê tông cho dầm sau khi lắp khuôn | Nguồn: Internet

Quy trình đổ bê tông cho móng

Lưới thép móng phải được sản xuất phù hợp với bản vẽ thiết kế trước đó để tránh tạo ra kết cấu không chính xác, làm giảm hiệu quả của công việc và hệ thống kết cấu.

Bê tông trộn xong thì chuyển tới khu vực đổ móng. Cần đảm bảo nhẵn hoặc có độ dốc tương đối. Chú ý khi thực hiện kỹ thuật đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Khi trộn bê tông thì bề mặt tương đối khô nên dùng cái khuôn gỗ đóng để kiểm tra.

Theo nguyên tắc chung khi đổ bê tông móng, công nhân xuất phát ở khoảng cách xa và dần dần đến gần. Để tránh trường hợp công nhân đứng trên thành ván khuôn hoặc cốt thép và làm hỏng kết cấu, công nhân buộc phải xây cầu bắc qua hố móng.

quy trình đổ bê tông cho móng

Hình ảnh thực tế quy trình đổ phần bê tông cho móng | Nguồn: Internet

Quy trình đổ bê tông sàn nhà

Tấm bê tông thường dày từ 8 đến 10 cm. Ý tưởng đằng sau việc đổ sàn bê tông là làm theo cách ngược lại, tạo ra một lớp ngăn sự giao nhau xảy ra.Bê tông sẽ được đổ trên sàn theo từng đoạn rộng 1-2 mét.

Bê tông được đổ vào dầm bắt đầu cách mặt trên của ván khuôn sàn khoảng 5 đến 10 cm khi công nhân bắt đầu đổ cách dầm chính khoảng 1 m. Nếu không phung phí thì phải dùng cân để khống chế độ cao khi đổ bê tông sàn. Công nhân sử dụng bay để làm phẳng bề mặt bê tông sau khi đã đầm kỹ.

Vị trí của máy chuyển bê tông thấp hơn so với nơi lắp đặt các khối bê tông. Để tránh đọng nước ở 2 đầu và các góc của ván khuôn, sàn bê tông sẽ được đổ dần từ vị trí xa đến vị trí gần dọc theo mặt vách ngăn. Mỗi phân đoạn cần được lu ngay sau khi bề mặt bê tông được đổ, đầm, cạo, xoa.

quy trình đổ bê tông cho sàn

Hình ảnh quy trình đổ phần bê tông cho sàn nhà phần thô | Nguồn: Internet

Quy trình đổ bê tông cho mái

Quy trình đổ mái được nhiều người chia sẻ kinh nghiệm đổ mái nhà cũng tương tự như quy trình đổ sàn. Trường hợp vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 30 độ, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông.

Sau khi đổ mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo được vết lõm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm. Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại, không thể đầm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giờ.

quy trình đổ bê tông cho mái 1

Hình ảnh quy trình đổ phần bê tông cho mái | Nguồn: Internet

Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ (không dùng bàn xoa thép) xoa kỹ cho phẳng. Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng mật độ của bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15%. Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng, nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng.

Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, mặt sàn mái khi đổ cần được chia thành từng dải, mỗi dải rộng khoảng từ 1- 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện đúng theo quy trình, đổ một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ dầm chính. Đổ vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi để chặt bê tông kết dính với nhau.

Nếu đổ mái nghiêng, mái dốc ( có thể tham khảo các mẫu nhà 2 tầng mái dốc) khi thi công cần lưu ý đổ đúng tiến độ và dùng các phương tiện máy móc đầm dùi, có biện pháp để tránh bê tông bị đổ tràn sang phần mái có độ nghiêng thấp hơn.

quy trình đổ bê tông cho mái

Hình ảnh quy trình đổ phần bê tông cho mái | Nguồn: Internet

 7 lưu ý quan trọng khi thi công đổ bê tông cho công trình

  • Đổ liên tục, không được ngừng giữa chừng. Nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ.
  • Đổ xong phải che chắn liền, chống bụi bẩn và trời mua
  • Cột có chiều cao < 5m và tường < 3m thì cần đổ liên tục.
  • Khi đổ từng đoạn 1,5m các chi tiết cột cạnh < 40cm, tường dài < 15cm và các cột bất kỳ có đai cốt thép chéo.
  • Đảm bảo mạch ngừng cho cột và tường.
  • Chiều dày bê tông phải tuân theo đúng tiêu chuẩn và phù hợp với bán kính tác động của dầm.
  • Nếu ngừng đổ quá thời gian cho phép thì phải xử lý bề mặt bê tông.

Bảng giá đổ bê tông mới nhất

Mác bê tông Đơn giá  (VNĐ/m3) Ghi chú
Bê tông mác 100 1.010.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 150 1.060.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 200 1.110.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 250 1.170.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 300 1.230.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 350 1.290.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 400 1.360.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 450 1.430.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
Bê tông mác 500 1.500.000 TCVN, 28 ngày đạt cường độ
  • Cộng thêm 20.000 đồng/m3 nếu phát sinh tăng cấp độ sụt lên thêm mỗi 20mm.
  • Giá vật tư biến động thì sẽ có sự điều chỉnh của 2 bên liên quan.

Nếu sử dụng phụ gia, đơn giá được cộng thêm vào giá bê tông:

STT Tên & Quy cách phụ gia ĐVT Đơn gía
01 Phụ gia 04 ngày đạt 90% mác thiết kế m3 125.000
02 Phụ gia 07 ngày 90% mác thiết kế m3 70.000
03 Phụ gia 14 ngày 90% mác thiết kế m3 55.000
04 Phụ gia chống thấm B6 m3 75.000
05 Phụ gia chống thấm B8 m3 85.000
06 Phụ gia chống thấm B10 m3 95.000

Lý do nên chọn đội thi công đổ bê tông chuyên nghiệp Xây dựng Sài Gòn

  • Tiết kiệm chi phí: Nhằm giúp khách hàng cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để có mức giá cạnh tranh và ưu việt nhất trên thị trường.
  • Tiến độ đảm bảo: Với đội ngũ công nhân viên và kỹ sư hùng hậu, luôn theo sát tiến độ. Chúng tôi cam kết luôn duy trì sự kiểm duyệt đối với các dự án mà chúng tôi được giao phó.
  • Kiểm soát chất lượng: Chất lượng công trình rất quan trọng đối với chúng tôi và đó là điều mà các khách hàng lâu năm của Xây Dựng Sài Gòn đánh giá cao và luôn giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng khác.
  • Đạo đức làm việc chuyên nghiệp: Chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình được xây dựng khoa học và chặt chẽ. Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.
  • Trang thiết bị hiện đại: Đội ngũ công nhân viên cần được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc, giúp tiến độ công việc được nhanh chóng và đảm bảo chất lượng không đổi.

Hy vọng bài có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về quy trình đổ bê tông các hạng mục trong công trình, bạn hãy tham khảo thật kỹ để lựa chọn phương án thi công tốt nhất nhé. Xây Dựng Sài Gòn xin cảm ơm !

>>>Tham khảo các bài viết liên quan tại đây:

-
5/5 - (3 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn