Dầm là gì? Sự khác nhau dầm chính dầm phụ là gì

Trong thiết kế thi công và xây dựng, dầm được xem là một phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong mọi công trình được. Hiện nay dầm sẽ được chia thành 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chưa hiểu rõ về hai khái niệm này. Vậy dầm là gì? sự khác nhau giữa dầm chính và dầm phụ là gì? Cùng Xây Dựng Sài Gòn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Dầm là gì?

Dầm được hiểu là thanh ngang hoặc nghiêng, có tác dụng dùng để chịu lực các bộ phận phía trên như: sàn nhà, tường, mái. Được xem là thanh chịu lực nhưng chịu uốn là chính. Với mỗi loại dầm thì sẽ có những cấu tạo khác nhau, dầm được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình xây dựng phổ biến như: xây dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,…

Tùy vào từng chức năng cũng như là nhiệm vụ trong kết cấu trong xây dựng mà dầm sẽ được chia làm 2 loại là đó là: dầm chính và dầm phụ.

Dầm chính là gì?

Là dầm sẽ bắt ngang qua các cột, gác chân cột, vách. Dầm chính thường có kích thước lớn hơn các dầm khác.

Theo phương chịu lực chính của ngôi nhà. Nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm chính chịu nhiều lực hơn dầm phụ nhiều vì dầm chính gánh đỡ thêm các dầm phụ (càng chịu lực nhiều hơn thì gọi là dầm chính)

Dầm chính

Hình ảnh thực tế của dầm chính | Nguồn: Internet

Dầm phụ là gì?

Dầm phụ là dầm không gác lên các cấu kiện chịu nén mà lại gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn trong công trình. Hệ dầm phụ thường gác lê tường WC và tường lô gia…

Dầm phụ

Hình ảnh thực tế của dầm phụ | Nguồn: Internet

Sự khác nhau giữa dầm chính dầm phụ là gì?

Dầm chính là cấu kiện truyền lực của sàn lên cột và được đi qua cột, vách. Còn dầm phụ thì sẽ không phải cấu kiện truyền lực chịu nén mà chỉ là chịu uốn, xoắn và không đi qua cột. Vị trí đặt của dầm phụ sẽ được nằm trên dầm chính. Ví dụ từ cột này sang đến cột kia thì được gọi là 01 nhịp, thì thanh nằm ngang chắn giữa nhịp đó sẽ được gọi là dầm chính.

Mỗi bộ phận trong kết cấu đều liên quan chặt chẽ với nhau. Cụ thể sàn truyền lực vào dầm, dầm phụ truyền lực xuống dầm chính, dầm chính truyền lực xuống cột, cột truyền lực xuống móng, móng truyền lực xuống nền đất. Mỗi bộ phận trong tổng thể kết cấu đều gắn kết với nhau chặt chẽ với nhau.

Cấu trúc truyền lực của dầm như sau: Sàn truyền vào dầm – dầm phụ truyền dầm chính – dầm chính truyền xuống cột – cột truyền móng – móng truyền đất.

Phân loại dầm nhà phổ biến hiện nay

Phân loại theo sơ đồ kết cấu

  • Dầm đơn giản: Loại dầm có 1 nhịp chuyển từ cột này sang cột kia
  • Dầm liên tục: Loại dầm nhiều nhịp bằng nhau hoặc là không bằng nhau
  • Dầm mút thừa
  • Dầm console

Phân loại theo công dụng

  • Dầm sàn
  • Dầm cầu
  • Dầm cầu chạy
  • Dầm cửa van

Phân loại theo hình dáng

  • Dầm thép tiết diện hình chữ I
  • Dầm thép tiết diện hình chữ U
  • Dầm thép tiết diện hình chữ V
  • Dầm thép tiết diện hình chữ H
  • Dầm thép tiết diện  hình chữ L
  • Dầm thép tiết diện hình chữ Z
  • Dầm thép tiết diện hình chữ C
  • Dầm hình tiết diện chữ nhật
Dầm chính dầm phụ là gì phân loại các loại dầm

Hình dáng dầm rất đa dạng tùy vào mục đích là công năng sử dụng | Nguồn: Internet

Hướng dẫn bố trí dầm nhà theo phong thủy

Nhà dân dụng hay công trình công cộng này khi xây dầm cũng đặt yếu tố an toàn và vững chắc lên đầu tiên, sau đó mới quan tâm đến phong thủy. Do đó, việc tư vấn xây dựng nhà phố hay xây dựng nhà ở rất quan trọng. Rất nhiều vị trí dầm nhà không tốt bạn cần lưu ý:

  • Dầm trên giường ngủ: Được coi là huyền trâm sát, đây là cung rất xấu khiến gia chủ tổn nhân khẩu. Khiến gia chủ cảm thấy nặng nề, bị đè nén, luôn uể oải, mệt mỏi
  • Dầm trên bếp và bàn ăn:  Sẽ mất đi may mắn của gia chủ, gây ra ức chế, khó chịu. Sẽ luôn gặp các vấn đề về kinh tế, tiền bạc.
  • Đặt bàn học dưới dầm ngang: Gây cảm giác mất tập trung, trì trệ, ngăn tư duy sáng tạo của người học và làm việc
  • Dầm trên bàn thờ: Ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc, gặp nhiều bất lợi, khó khăn, hạnh phúc gia đình.
Dầm chính dầm phụ là gì theo phong thủy

Xây dựng dầm nhà theo phong thủy | Nguồn: Internet

Mẹo hóa giải dầm nhà:

  • Nếu trần nhà cao có thể dùng thêm 1 lớp trần giả lót phía dưới xà nhà để che đi phần xà ngang phía trên
  • Thay đổi màu sắc xà ngang bằng cách sơn màu cho xà, dùng màu sáng để giải bớt sát khí
  • Lắp bóng đèn trên dầm, hoặc dùng đèn sáng hắt ngược lên trên dầm nhà để tạo cảm chúng được nâng cao, giúp nhà không bị đè nén
  • Dùng vật trang trí nhỏ và có màu sắc sáng sủa lên dầm nhà, làm giảm sát khí của nhà

Những kinh nghiệm bố trí thép dầm

Bố trí đường kính cốt thép dầm dọc

Đường kính cốt thép dầm từ 12- 25 mm. Dầm chính có thể đến 32mm, không nên chọn đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm. Không chọn nhiều hơn 3 loại dầm có kích thước khác nhau vì dễ xung dột tính chịu lực

Bảng diện tích và trọng lượng cốt thép

Bảng diện tích và trọng lượng cốt thép | Nguồn: Internet

Các lớp bảo vệ cốt thép dầm

Lớp bảo vệ (C1) và (C2) là hoàn toàn khác nhau, chiều dày của lớp bảo vệ C không được nhỏ hơn đường kính cốt thép và giá trị Co theo quy định sau:

  • Cốt thép chịu lực: Bản và tường chiều dày từ 100m trở xuống Co=10mm – 15mm. Chiều dày > 100mm thì Co=15mm – 20mm. Dầm và sườn có chiều cao < 250mm thì Co=15mm (20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm
  • Cốt thép cấu tạo & cốt thép đai: Độ cao tiết diện < 250mm thì Co=10mm (15mm), từ 250mm trở lên thì Co= 15mm
Khoảng hở và lớp bảo vệ dầm cốt thép

Khoảng hở và lớp bảo vệ dầm cốt thép | Nguồn: Internet

Những điều kiện khoảng hở của cốt thép dầm

Khoảng hở giữa hai mép cốt thép >= đường kính cốt thép lớn và trị số To. Bố trí cốt thép thành hai hàng, các hàng trên có trị số To=50mm. Khi bố trí cốt thép thành nhiều hàng trong mỗi mãn, không bố trí cốt thép ở hàng trên vào các khe hở ở hàng dưới

Sự giao nhau của cốt thép

Khi cốt thép đặt vào phần bên trên dầm thành hai hàng, bạn phải đặt c cách xa ra để cho cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa của hai hàng đó.

Nguyên tắc đặt cốt thép dầm theo phương dọc

  • Trong vùng momen-, cốt thép dọc chịu kéo As được bố trí ở trên momen+ đặt dưới
  • Nên giảm lượng cốt thép ở vùng xa tiết diện bằng việc giảm bớt vùng để giảm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng chịu lực tốt
  • Cốt thép yêu cầu được neo kiến cố tại đầu của mỗi thanh
  • Dọc trục dầm, cốt thép chịu lực phí trên % phía dưới nên đặt một cách độc lập hoặc phối hợp với nhau
Nguyên tắc đặt bê tông cốt thép dầm dọc

Nguyên tắc đặt bê tông cốt thép độc lập | Nguồn: Internet

Nguyên tắc đặt bê tông cốt thép dầm dọc

Nguyên tắc đặt bê tông cốt thép phối hợp | Nguồn: Internet

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc dầm chính dầm phụ là gì, cách phân biệt dầm chính, dầm phụ trong thi công, xây dựng. Xây Dựng Sài Gòn hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để hiểu rõ và áp dụng dầm nhà phù hợp với công trình của mình

>>>Tham khảo thêm các bài viết tại đây

-
5/5 - (4 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn