Dầm là gì? Khái niệm, phân loại, tác dụng của dầm

Trong lĩnh vực xây dựng có một thuật ngữ rất quen thuộc đó chính là “dầm nhà”. Vậy dầm là gì tại sao chúng có vai trò quan trọng trong việc thiết kế các kiến trúc, kết cấu của một ngôi nhà? Hãy cùng Xây Dựng Sài Gòn tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích liên quan qua bài viết sau đây nhé!

Dầm là gì?

Dầm là một cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực (chịu uốn là chủ yếu) được thiết kế nằm ngang hoặc nằm nghiêng với mục đích để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên. Dầm có cấu tạo cũng khá đơn giản, chi phí chế tạo cũng thấp nên dầm được sử dụng khá rộng rãi trong các công trình xây dựng như làm: dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,…

Dầm là gì

Khái niệm dầm là gì?

Tác dụng chính của dầm

Dầm thường sẽ để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn cách phía trên.

Vật liệu chủ yếu để cấu tạo nên dầm có thể là bê tông cốt thép, thép hình, gỗ. Hiện có 2 loại dầm chính và dầm phụ, dầm phụ thường sẽ được gối lên dầm chính để chia nhỏ kích thước tấm sàn hoặc dầm phụ vuông góc với hai đầu dầm chính để làm giằng (dầm cấu tạo).

Phân loại dầm chính và dầm phụ

Dầm chính là gì?

Theo cấu trúc cơ bản dầm chính là thanh dầm chịu lực chính của toàn bộ cấu trúc nhà và thường nằm ngang hay nằm dọc, hai đầu dầm được bố trí nối liền với hai đầu cột, gác lên chân cột hay vách. Chúng có kết cấu rắn chắn để có thể chịu được tác động của lực uốn cong, chúng được dùng khá phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng như: dầm mái, dầm sàn, dầm cầu… và thường được gọi với cái tên khác là dầm khung.

Dầm chính thường được lắp đặt trong tường với kích thước trung bình từ 20 đến 25 cm, giữa hai cột dầm chính thông thường sẽ được đặt theo nhịp với dầm phụ nhằm hỗ trợ gánh đỡ sức nặng cho dầm phụ. Dầm chính được xếp theo chiều ngang của ngôi nhà thì được gọi là dầm chính ngang, chúng có công dụng là nâng đỡ tấm sàn.

dầm nhà chính trong xây dựng

Dầm nhà chính | Nguồn ảnh: Internet

Dầm phụ là gì?

Dầm phụ cũng được cấu tạo tương tự như dầm chính bởi thép định hình và bê tông cốt thép nhưng có kích thước nhỏ hơn so với dầm chính. Chúng được bố trí vuông góc với dầm chính để làm giằng và đóng vai trò như là dầm cấu tạo chịu uốn nén và thường được đặt trên tường lô gia, tường nhà vệ sinh.

Dầm phụ không được dùng trên các cột vì chúng có chức năng chính là phân chia tải trọng với dầm chính phải chịu nhằm hỗ trợ chia nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực và được xem xét tính toán chi tiết để bảo đảm truyền tải được mà không hoang phí.

Việc phân loại dầm chính và dầm phụ nhằm xác định chính xác được độ cứng, kích thước và vai trò cụ thể của từng loại dầm, để từ đó giúp chọn lựa ra tiết diện phù hợp: phần tải dầm nào chịu trọng tải lớn sẽ có tiết diện lớn còn phần tải trọng nhỏ thì ngược lại.

Nhịp của dầm là gì? Khoảng cách giữa hai dầm chính thì được gọi là nhịp của dầm, chúng được đặt cách nhau một khoảng từ 4 – 6 m, mỗi nhịp được xếp từ 1 – 3 dầm phụ. Đối với dầm ngang có kích thước lớn hơn thì có thể bố trí thêm nhiều dầm phụ để phân chia lực tải phù hợp giúp giảm thiểu sự chịu lực có thể làm cong dầm chính, tác động xấu đến cốt lõi của toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà.

dầm nhà phụ trong xây dựng

Dầm nhà phụ | Nguồn ảnh: Internet

Khoảng cách của dầm nhà, kích thước của dầm nhà

Khoảng cách của dầm nhà được xác định dựa trên khoảng cách giữa các cột nhà. Ngoài những yếu tố trên thì khoảng cách và kích thước dầm nhà còn phụ thuộc vào tải trọng, số tầng nhà và công năng.

Dầm nhà 2, 3 hoặc 4 tầng sẽ có kích thước về chiều dày (chiều cao) khác nhau. Nhưng xét về cơ bản, kích thước dầm nhà dân thông thường không chênh nhau quá nhiều và phụ thuộc vào số tầng xây dựng nhà mong muốn . Không riêng gì đối với nhà phố mà hầu như các loại nhà dân dụng khác đều sử dụng tương tự như vậy.

  • Dầm nhà 2 tầng có độ cao khoảng 30cm
  • Dầm nhà 3 tầng có độ cao khoảng 35cm
  • Dầm nhà 4,5 tầng có độ cao trong bình từ 35 – 40cm

Chiều cao của dầm thường chịu tác động từ nhịp dầm (chiều dài) nên chủ nhà cần có sự giúp đỡ, tư vấn từ phía các kiến trúc sư lâu năm có chuyên môn về thiết kế, thi công trong ngành này để hiểu rõ hơn.

công dụng của dầm nhà

Dầm là một cấu kiện chịu lực cao, hỗ trợ nâng đỡ | Nguồn ảnh: Internet

Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc dầm là gì trong xây dựng. Xây Dựng Sài Gòn mong rằng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để hiểu rõ và thực hiện áp dụng dầm nhà phù hợp với công trình của mình.

>>Xem thêm:

-
5/5 - (2 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn