Trong xây dựng, việc bố trí thép sàn hợp lý sẽ tạo dựng được một kết cấu chịu lực vững chắc cho những bước tiếp theo của công trình. Do đó, để có được phần sàn đảm bảo chất lượng, sức chịu tải cao, độ bền tối đa, thì phần lựa chọn và thiết kế nguyên vật liệu cần được quan tâm hàng đầu. Hãy cùng Xây Dựng Sài Gòn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Kết cấu của thép sàn 2 lớp
Theo những chuyên gia thép sàn được bố trí phân thành hai lớp: lớp dưới và lớp trên.
- Lớp trên: được đặt theo phương vuông góc với thép lớp dưới, thép lớp trên là thép phân bố, chịu mô-men dương.
- Lớp dưới: được đặt theo phương song song cạnh ngắn (chiều rộng), thép lớp dưới là lớp thép mô-men âm, chịu lực.
Thép lớp hai sàn có nhiều ưu điểm mà chất bê tông cốt thép không hề có. Đó là khả năng chịu lực lớn, trọng lượng nhẹ, có độ tin cậy cao và khả năng vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính linh hoạt lớn trong quá trình lắp dựng và vận chuyển. Những công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất thích hợp bởi thời gian thi công tối ưu.
Đối với việc bố trí thép sàn 2 lớp này, việc dùng loại vật liệu nào vô cùng quan trọng. Thông thường, các chuyên gia xây dựng giàu kinh nghiệm thường khuyên sử dụng các loại thép có tên tuổi trên thị trường hiện nay như là thép pomina và thép Việt Nhật sẽ là sự lựa chọn rất thích hợp.
Vai trò của bố trí thép sàn 2 lớp
Như đã đề cập trên, cấu trúc thép sàn hai lớp đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng của các công trình. Đây cũng là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực trực tiếp do đó cũng sẽ tác động chính đến tính ổn định chung của cả công trình.
Thép sàn hai lớp nhằm tránh các hiện tượng gãy, nứt, sập gây nguy hiểm đến cho người sử dụng công trình. Kết cấu thép bền chắc có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt. Hơn nữa kết cấu thép sàn 2 lớp giúp tăng độ vững chắc cho sàn nhà, chống cháy tốt, chịu được nhiệt độ cao. Nếu so với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì bố trí thép sàn 2 lớp giúp khả năng chống thấm rất tốt.
Với 2 lớp, kết cấu của thép sàn sẽ có thể đáp ứng được những công trình có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo, có khả năng tạo hình kiến trúc. Tuy nhiên các bạn cần bố trí hợp lý và cần chọn được kết cấu thép sàn 2 lớp chất lượng, đúng bản vẽ để chất lượng đảm bảo công trình như mong muốn.
Cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật
Thép sàn 2 lớp bao gồm lớp trên và lớp dưới. Do đó, để sắp xếp được đúng tiêu chuẩn, hiệu quả và hợp lý nhất cho công trình thì bạn cần tham khảo qua những phương pháp sau:
Đối với thép lưới dưới
Thép chịu áp lực sẽ là thép phân bố được xếp vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài và thép được sắp xếp dọc theo phương cạnh ngắn. tiến hành kê con kê và tạo lớp bê tông cho sàn sau khi được buộc xong thép lớp dưới. Sử dụng chân chó để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn và phân cách ở giữa thép sàn 2 lớp.
Đối với thép lớp trên
Với thép lớp trên thì cắt tại 1/4L – cạnh ngắn, thép mũ chịu mô men âm; thép có kết cấu đặt nằm dưới thép mũ và vuông góc. Nhưng phương pháp bố trí này thường chỉ sử dụng cho những công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí, hơn hết việc phải cắt thép sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công và triển khai.
Bố trí thép sàn 2 lớp thường là không phải cắt thép nhiều lần, chạy song song, dễ thi công hơn, và dễ kiểm soát khối lượng. Hơn nữa các bạn có thể tham khảo phương pháp bố trí thép sàn 1 phương hoặc 2 phương như sau:
Bố trí thép 1 phương
Đây là phương pháp bố trí sàn chịu uốn theo 1 phương cụ thể hay trong một số trường hợp đặc biệt thì uống theo 2 phương nhưng so với phương còn lại, độ uốn 1 phương sẽ rất nhỏ. Với cách bố trí này, có thể kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm, các liên kết với dầm nhỏ hơn hay bằng 2 cạnh đối diện.
Bố trí thép sàn 2 phương
Với cách này thì sàn sẽ được uốn theo 2 phương với độ uốn lớn tương đương nhau. Đây là phương pháp liên kết với dầm sẽ lớn hơn hay bằng hai cạnh liền kề.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề bố trí thép sàn 2 lớp giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cần thiết trong việc xây dựng. Với bài viết này, Xây Dựng Sài Gòn mong muốn bạn sẽ có thêm cho mình có kinh nghiệm thực tế và kiến thức bổ ích hơn khi thi công công trình.
>>Xem thêm: