Cách chọn kết cấu móng nhà 5 tầng và thi công chuẩn sát

Nhiều công trình xây dựng đang bị tình trạng sụt lún, xô lệch, nứt nẻ, thậm chí có thể bị nghiêng, đổ. Nhiều nguyên nhân khiến nhà bị lún và nứt sau khi xây dựng, bao gồm việc khảo sát địa hình không đúng cách trước khi xây dựng, kết cấu của tòa nhà và nền móng của công trình. Bởi vì lực và tải trọng của toàn bộ phần trên của công trình phải được nâng đỡ bởi hệ kết cấu móng.

Kết cấu móng nhà 5 tầng phải như thế nào? Xây Dựng Sài Gòn xin được chia sẻ cho các bạn cách xem xét các nền móng khác nhau được sử dụng trong thiết kế xây dựng và cách xây móng trong các tình huống cụ thể.

Các loại kết cấu móng phù hợp nhất cho nhà 5 tầng

Tùy theo vị trí thi công mà lựa chọn loại móng sao cho phù hợp độ bền vững, chắc chắn của công trình. Có 6 loại kết cấu móng phù hợp nhà 5 tầng đang được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay là:

  • Móng nông: Được xây trong hố lộ thiên, cho công trình có quy mô vừa và nhỏ. Tùy theo vị trí có thể xây nhà với số tầng phù hợp trên nền móng nông nhưng tối đa cho loại móng này là <= 5 tầng
  • Móng sâu: Được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên.
  • Móng đơn được xây dựng riêng lẻ vào cao nổi hẳn lên trên mặt đất. Tùy theo thiết kế xây dựng mà móng có hình vuông, chữ nhật,…là loại móng tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.
  • Móng bè: Được xây dựng trải rộng và kín gần như toàn bộ dưới công trình để làm giảm áp lực của công trình lên nền đất. Giống móng nông nhưng có khả năng tản đều lực nén từ trên công trình xuống nền đất, phổ biến ở nơi có nền đất yếu
  • Móng băng: Lún đều hơn giúp công trình tránh bị nghiêng. Khá tốn kém
  • Móng cọc: Được xây dựng tại vị trí có nên đất tốt hoặc phía dưới là lớp sỏi đá bởi với móng cọc sẽ có các cọc và đài cọc truyền thẳng tải trọng của công trình xuống lớp đất nền. Có nhiều loại cọc được áp dụng trong loại móng nhà này là cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông….

Lưu ý: Nếu kết cấu móng nhà 5 tầng có cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể làm công trình lún, lệch nhiều hơn móng đơn.Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

phân loại kết cấu móng 5 tầng

Phân loại kết cấu móng nhà 5 nhà tầng | Nguồn: Internet

Kết cấu móng nhà 5 tầng nên làm loại nào?

Từ những phân loại móng ở trên chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sẽ có nhiều yếu tố để ảnh hưởng đến việc chọn lựa loại móng nào phù hợp cho ngôi nhà 5 tầng như nền đất, chi phí hay thiết kế công trình…

Nếu nền đất tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể chọn lựa hầu hết các loại móng bên trên đều phù hợp. Nhưng nếu là xây trên những nền đất yếu thì bắt buộc cần xây dựng móng cọc, móng sâu, móng bè, móng băng…

Kết cấu móng cọc nhà 5 tầng

Loại cọc bê tông thường dùng cho công trình nhà 5 tầng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cọc bê tông trong đó có hai loại cọc bê tông phổ biến thi công xây dựng cho công trình nhà dân và dự án.

  • Cọc bê tông Tròn Ly Tâm: D300, D350, D400, D500 thường và PC: #600, PHC: #800
  • Cọc bê tông cốt thép Vuông: 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400

Loại máy dùng trong thi công ép cọc bê tông cho nhà 5 tầng

  • Loại máy Neo: Công trình ngõ bé, công trình trên phố chủ yếu thi công xây dựng cho công trình nhà dân, có lực ép máy Neo từ 40 – 50 tấn tải
  • Loại máy Tải: Công trình dự án và dân dụng. Có tải trọng lớn lực ép thường thì 60 -102 tấn tải
  • Loại máy Robot: Công trình dự án khối lượng thi công lớn, lực ép từ 80 – 1000 tấn tải

Quy trình thi công kết cấu móng nhà 5 tầng

Quy trình thi công móng 5 tầng gồm 10 bước, cụ thể:

  • Bước 1: Công tác chuẩn bị thi công
  • Bước 2: Công tác đóng cọc móng
  • Bước 3: Công tác đào hố móng
  • Bước 4: Thi công làm phẳng mặt hố móng
  • Bước 5: Công tác kiểm tra cao độ, đổ lớp bê tông lót móng
  • Bước 6: Thi công cắt đầu cọc móng
  • Bước 7: Tiến hành đổ bê tông
  • Bước 8: Tiến hành tháo cốp pha móng
  • Bước 9: Công tác bảo dưỡng phần bê tông
  • Bước 10: Thi công kết cấu móng nhà 5 tầng
quy trình thi công kết cấu móng 5 tầng

Quy trình thi công kết cấu móng nhà5 tầng | Nguồn: Internet

Nhà thầu thiết kế xây dựng uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp

Bạn không thể tự mình xây nhà dù là người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Có lẽ bạn sẽ chọn vật liệu, hoặc thiết bị cho nội thất và bên ngoài, nhưng các giai đoạn xây dựng thì khó có thể. Công việc này này nên được giao cho một công ty xây dựng nhà đẹp có kiến thức sâu rộng về thi công kết cấu móng nhà dân dụng 5 tầng.

Kết cấu móng nhà 5 tầng có nhiều kích thước và các phương án xây dựng móng khác nhau tùy thuộc vào địa chất và quy mô. Với thiết kế móng hợp lý nhất có thể đảm bảo được sự vững chắc cho ngôi nhà. Hãy suy nghĩ thật kỹ và đây là lý do nên bạn chọn đội thi công móng chuyên nghiệp Xây dựng Sài Gòn:

  • Tiết kiệm chi phí: Nhằm giúp khách hàng cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để có mức giá cạnh tranh và ưu việt nhất trên thị trường.
  • Tiến độ đảm bảo: Với đội ngũ công nhân viên và kỹ sư hùng hậu, luôn theo sát tiến độ. Chúng tôi cam kết sự kiểm duyệt đối với các dự án được giao phó.
  • Kiểm soát chất lượng: Chất lượng công trình rất quan trọng đối với chúng tôi và đó là điều mà các khách hàng lâu năm của Xây Dựng Sài Gòn đánh giá cao và luôn giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng khác.
  • Đạo đức làm việc chuyên nghiệp: Chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình được xây dựng khoa học và chặt chẽ. Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.
  • Trang thiết bị hiện đại: Đội ngũ công nhân viên cần được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc, giúp tiến độ công việc được nhanh chóng và đảm bảo chất lượng không đổi.

Hy vọng với bài kết cấu móng nhà 5 tầng trên có thể mang lại các thông tin bổ ích dành cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu gì về việc thiết kế xây dựng thi công móng hãy liên hệ ngay với Xây Dựng Sài Gòn để nhận được sự tư vấn và phục vụ tốt nhất nhé.

>>Tham khảo thêm cái bài viết liên quan tại đây:

-
5/5 - (7 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn