Kết cấu thép đài móng cọc và cách bố trí đài móng chi tiết

Đài móng là gì? Có lẽ đây chắc hẳn là một khái niệm không còn quá mới lạ đối mọi người trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên xét về mức độ hiểu thì sẽ còn tùy thuộc vào kiến thức chuyên môn của mỗi người. Bài viết kết cấu thép đài móng cọc dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới, chi tiết nhất để có hiểu chính xác về chủ đề này cũng như phương pháp bố trí đài móng. Các bạn hãy cùng Xây Dựng Sài Gòn theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Đài móng là gì?

Đài móng được hiểu là bộ phận liên kết các cọc lại với nhau và có chức năng phân chia lực tiếp xúc trên mặt đất. Hỗ trợ đảm bảo cân bằng lực trên toàn bộ bề mặt, diện tích móng nhà. Trong xây dựng đài móng được chia ra làm 2 phần: đài cứng & đài mềm.

đài móng là gì trong thi công xây dựng

Tìm hiểu về đài móng trong thi công xây dựng | Nguồn ảnh: Internet

Đài cọc là gì?

Để hiểu rõ hơn về đài móng là gì trong xây dựng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đài cọc là gì? Mới có thể hiểu rõ hơn về đài móng. Bởi giữa đài cọc và đài móng có mối liên quan mật thiết với nhau.

Đài cọc là một trong những bộ phận sử dụng dùng để kết nối các cọc lại và tác dụng của chúng là phân bổ lực giúp cho ngôi nhà chắc chắn được cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt, trên diện tích nền móng. Thông thường thì nó tạo nên một phần móng của tòa nhà, điển hình sẽ là những kiến trúc nhà có nhiều tầng.

Chúng đóng vai trò kết nối hay nâng đỡ cho những bộ phận khác trong xây dựng có trọng lượng nặng hơn. Khi đi vào phân tích hai khái niệm đài cọc và đài móng là gì? Sẽ dễ dàng nhận thấy được giữa những bộ phận có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đi liền cùng nhau. Và sẽ khó để thực hiện thi công khi thiếu một trong hai.

đài cọc xây dựng

Đài cọc và đài móng có mối liên quan mật thiết với nhau | Nguồn ảnh: Internet

Phân loại đài móng

Như đã được phân tích bên trên, đài móng được chia thành 2 loại đó là đài cứng & dài mềm. Hay phân chia theo kích thước thì sẽ có dạng đài thấp & đài cao. Nên cần phải tính toán sức bền của toàn bộ công trình xây dựng để có thể lựa chọn dạng đài móng tương thích, để có cách thi công xây dựng đài móng đạt được hiệu quả cao nhất.

Kích thước tiêu chuẩn của đài móng

Khoảng cách từ chính giữa cột biên cho đến mép đài sẽ không được nhỏ hơn đường kính của cột, thường lệ thì đường kính hoặc chiều dài trung bình của cọc. Với khoảng cách sẽ được tính từ cọc tới mép đài không được dưới 150mm xây dựng.

Chiều rộng bản đáy đối với móng cọc một hàng hoặc móng hai hàng không được nhỏ hơn 600mm và không được nhỏ hơn hai lần đường kính hoặc chiều dài cạnh của cọc. Khi xem xét về độ dày của đài móng cọc bên phải thì cần phải căn cứ vào yếu tố của kết cấu bên trên mới có thể xác định được. Khi đài có dạng hình côn, độ dày của bên mép đài cũng sẽ không nên được dưới 300mm.

kích thước tiêu chuẩn của đài móng

Khi xem xét về độ dày của đài móng cọc bên phải thì cần phải căn cứ vào yếu tố của kết cấu | Nguồn ảnh: Internet

Hình dạng của đài móng

Có nhiều hình dạng đài móng khác nhau, và hình dạng móng tốt nhất sẽ phụ thuộc vào dự án và nền móng trong quá trình xây dựng. Có thể có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình tròn, hình nón và hình tam giác nhưng phải tùy thuộc vào dự án mà có cách xây dựng phù hợp.

Cấu trúc của toàn bộ công trình bị tác động rất nhiều bởi hình dáng của đài móng. Vì độ bền của toàn bộ móng có thể bị giảm đi nếu chọn loại đài móng không tương thích với các loại cọc.

Cốt thép trong cách bố trí thép đài móng cọc

Để thực hiện công việc gia cố móng cọc, chúng ta phải tuân thủ bốn bước cơ bản cần thiết cho bất kỳ công trình bố trí nào:

Công tác làm thẳng và đánh gỉ

Làm thẳng các loại cốt thép theo các hình dạng cụ thể đã định từ trước để việc sử dụng tạo hình đài móng cọc được dễ dàng hơn. Thông thường sẽ có 3 cách uốn được dùng phổ biến nhất:

Sửa thẳng

  • Bằng tời: Thích hợp cho cuộn thép, có thể gấp lại mà không cần tời.
  • Bằng búa:  Công nhân tạo hình những thanh cốt thép nhỏ, cong bằng cách dùng búa đập vào chúng để tạo cho chúng hình dạng mong muốn.
  • Bằng máy uốn: Máy uốn sẽ được sử dụng để tránh tình trạng làm chậm quá trình thi công khi các thanh thép đang sử dụng có kích thước lớn, cứng, không thể uốn bằng các phương pháp thông thường.
bố trí cốt thép thi công đài móng cọc

Để thực hiện công việc gia cố móng cọc phải tuân thủ bốn bước cơ bản | Nguồn ảnh: Internet

Đánh gỉ

  • Biện pháp đánh bay những lớp gỉ trên bề mặt thép: làm sạch thép sẽ hỗ trợ tăng độ kết dính của bê tông và cốt thép
  • Bằng lực kéo của sức người: Qua  cát với nhiều hạt nhám: Cách vệ sinh nhanh nhưng rất tốn sức lao động trong quá trình thi công
  • Bằng bàn chải sắt: Đánh lên bề mặt cốt thép

Cắt và uốn thép

Cắt và uốn thép theo các kích thước khác nhau được chỉ định trong bản vẽ. Các nhà thầu sẽ sử dụng các kỹ thuật khi cắt bằng các công cụ và phương tiện hiện có. Chẳng hạn như dao, máy cắt và hàn, tùy thuộc vào đường kính và yêu cầu sử dụng của cốt thép.

Mục đích của việc uốn là giống nhau: Tạo cho thép có hình dạng chính xác theo yêu cầu của thiết kế. Thông thường, việc uốn cong được thực hiện thủ công bởi các công nhân xây dựng, nhưng khi thép có kết cấu hoặc độ cứng quá lớn thì việc uốn là cần thiết.

Nối cốt thép

Dùng để ghép các thanh thép đã uốn, cắt ở trên thành một khối cơ bản phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật trong bản vẽ. Trước khi được sử dụng, đây được gọi là thành phẩm cơ bản nhất.

Hàn, buộc cốt thép thành lưới và thành khung

Dùng các loại thiết bị hàn, và dây buộc thép mà buộc chặt những khối cốt thép kết nối lại với nhau. Gia cố và tăng cường kết cấu thép để từ đó chắc chắn được tiêu chuẩn sử dụng và đưa vào làm nền móng nhà cho các công trình thi công xây dựng đang được thực hiện.

Công tác thực hiện đổ bê tông cho móng

Chúng tôi sẽ bắt đầu đổ bê tông móng sau khi đã kiểm tra kỹ phần cốt thép. Bê tông tay và bê tông thương phẩm là hai loại bê tông tươi. Nhưng trước khi bắt đầu đổ bê tông móng, chúng ta nên kiểm tra và giám sát chất lượng của bê tông, bất kể là loại nào.

Bạn nên kiểm tra chất lượng nước, xi măng, cát và đá khi làm bê tông tay. Đảm bảo nguyên liệu có chất lượng cao và trộn chúng đúng cách. Kiểm tra phiếu xuất xưởng và khối lượng bê tông cần đổ là việc đầu tiên phải làm đối với bê tông thương phẩm. Độ sụt của các mẫu bê tông này sau đó được lấy mẫu và thử nghiệm kiểm tra.

công tác đổ bê tông cho móng

Bê tông tay và bê tông thương phẩm là hai loại bê tông tươi | Nguồn ảnh: Internet

Những lưu ý khi dùng đài móng

  • Kích thước và hình dạng của mỗi đài móng được xác định theo diện tích. Để có thể bố trí các cọc của móng phù hợp với các quy tắc điều chỉnh khoảng cách tối thiểu của chúng
  • Điều kiện địa chất sẽ quyết định độ sâu chôn lấp. Tòa nhà sẽ có thêm các đặc điểm cấu trúc khi có nhu cầu thêm tầng hầm, bể bơi, v.v
  • Chiều cao của đài sẽ được đo đạc và tính toán chính xác, nhưng điều quan trọng là phải có giá trị nhỏ nhất để chắc chắn khả năng giữ cọc tại chỗ của đài.

Chiều dài của neo thép liên kết với đài móng phải > 20 đối với thép có sườn và > 30 đối với thép không có sườn nếu phải gõ đầu cọc để gắn cốt thép vào trụ. Đối với các công trình như cầu, đường, thủy lợi, dân dụng thì phép đo từ mép bệ đến mép hàng cọc ngoài cùng với c ≥ 25 cm.

Khoảng cách được tính từ tim cọc cho đến tim cọc gần nhau trong đài L ≥ 3d đối với cọc có ma sát và L ≥ 2d và đối với cọc chống. Cốt thép trong đài có thể được dùng thép 12÷14, bố trí với khoảng cách trung bình từ 15÷25cm theo cả hai phương theo đài.

Đài móng được xem là thành phần không thể thiếu để có thể tăng độ bền cho công trình trong quá trình thi công xây dựng. Vì thế mà cần phải tìm hiểu và có cách tính toán thật chi tiết để chọn ra được cách cố định móng bằng đài sao cho phù hợp nhất.

những lưu ý khi xây dựng đài móng

Kích thước và hình dạng của mỗi đài móng được xác định theo diện tích | Nguồn ảnh: Internet

Đối với móng nhà bền và chắc chắn được hoàn thiện khi làm theo các bước trong cách bố trí thi công kết cấu thép đài móng cọc. Công trình sẽ được thi công xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc. Qua những nội dung trên đây sẽ giúp cho gia chủ nắm chắc được các bước thực hiện và tránh những sai sót trong quá trình thi công xây dựng kết cấu thép đài móng cọc. Hơn hết, nếu bạn đang cần tìm đến một công ty chuyên thiết kế xây dựng nhà phố uy tín, chất lượng thì hãy liên lạc ngay với Xây Dựng Sài Gòn để được phục vụ tư vấn tốt nhất nhé!

>>Xem thêm các bài viết khác:

-
5/5 - (2 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn