Khi nắm được công thức tính số lượng cọc trong móng thì việc thi công xây dựng sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn. Điều này giúp chúng ta xác định được phương án kỹ thuật, cũng như hỗ trợ gia chủ tính toán được nguồn kinh phí dự phòng khi xây nhà trọn gói. Thông tin dưới đây sẽ hỗ trợ bạn hiểu thêm về cách tính số lưởng cọc để ép chuẩn nhất dành cho nhà phố mà bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là cách để gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình bằng hình thức đóng các cọc bê tông đúc sẵn xuống sâu vào vị trí nền đất đã đánh dấu trước đó. Ép cọc bê tông ngày nay được sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại giúp xây dựng trở nên thuận tiện hơn, trong đó có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính được áp dụng ở hầu hết mọi công trình:
- Ép tải: Áp dụng với các công trình có quy mô lớn và vừa phù hợp với mặt bằng thi công rộng rãi
- Ép neo: Là cách ép cọc áp dụng với các công trình có quy mô vừa và nhỏ, diện tích thi công chật hẹp.
- Ép cọc bằng máy ép robot: Với cách này áp dụng chủ yếu cho những công trình có quy mô lớn như những tòa nhà cao ốc, xí nghiệp, công ty với diện tích mặt bằng thi công rộng.
Tại sao phải ép cọc bê tông?
Ép cọc bê tông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của công trình. Những cọc bê tông này sẽ mang nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất sâu dưới nền móng. Đảm bảo sự kiên cố và chắc chắn của móng nhà khi thiết kế thi công nhà phố, nhà cao tầng.
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều công trình đã không thi công phần móng đúng tiêu chuẩn và quy trình dẫn đến gây nguy hiểm khi sử dụng như sụt lún, nứt sàn, vách, nghiêng và thậm chí có thể là sập.
Nhưng thực tế có những công trình vừa mới tiến hành hoạt động đã gặp phải những sự cố kể trên đã không gia cố phần móng đạt tiêu chuẩn và đúng công trình. Do đó để tránh được rủi ro và sự cố mất đi tính an toàn như vậy thì gia chủ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về cách tính số lượng cọc trong móng cũng như có thể đưa ra quyết định phù hợp đảm bảo sự kiên cố và chắc chắn cho công trình của mình.
Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng ép cọc bê tông nhà phố
Có rất nhiều yếu tố tác động đến số lượng cọc trong móng nhà phố, tuy nhiên có 3 yếu tố quan trọng mà bạn cần phải biết đó là:
Diện tích nhà ở
Nhà phố thường gặp những vấn đề về diện tích nhỏ, hẹp. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến số lượng ép cọc bê tông. Công trình có diện tích nhỏ thì số lượng cọc xây dựng sẽ ít. Nhưng trên thực tế, loại cọc được dùng cho các công trình nhà phố thông dụng hiện nay là loại cọc nhỏ, có chiều dài không quá 7m với lực tải trọng từ 10 đến 20 tấn và đường kính chỉ 20cm.
Những công trình nhà phố thường có các tác động tới nhà bên cạnh, những loại cọc này không chỉ bảo đảm tải trọng của công trình mà còn không tác động xấu gì tới những nhà kế bên.
Quy mô công trình
Cũng giống với diện tích, quy mô công trình chính là yếu tố quan trọng quyết định đến số lượng ép cọc cho công trình đó. Đối với những ngôi nhà phố có số tầng càng cao thì hiển nhiên là số cọc ép sẽ càng nhiều và độ dài cọc cũng tỷ lệ với số tầng của công trình.
Những công trình nhà phố có quy mô càng lớn lớn thì trọng lực của công trình dồn lên bề mặt nền móng càng nhiều do đó số lượng cọc cần càng lớn, nếu như số cọc đưa vào xây dựng không đáp ứng được trọng lực của công trình sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như nền đất sụt lún rất nguy hiểm khi sử dụng.
Do đó trước khi thi công phần móng, chủ nhà cần có những phương án kỹ thuật đạt tiêu chuẩn thích hợp với lớp đất nền móng của nhà của mình để không gặp phải những sự cố và sai sót đáng tiếc xảy ra.
Tính chất nền móng
Trước khi thực hiện thi công phần móng, lời khuyên của của hầu hết mọi chuyên gia đối với gia chủ là cần thực hiện công tác khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng để xác định được nền của đất khu vực thi công công trình, để từ đó đưa ra được những phương án và giải pháp kỹ thuật thích hợp đảm bảo công trình đạt hiệu quả cao nhất.
Tính chất của nền móng chính là yếu tố quan trọng thứ ba quyết định số liệu cũng như là cách tính số lượng cọc trong móng cho công trình. Nếu nền đất khu vực thi công cứng thì số lượng cọc cần sử dụng ít hơn và cọc được chọn không nên quá dài. Và ngược lại, số lượng cọc cần nhiều hơn và cọc phải dài hơn nếu nền đất yếu.
Công thức tính số lượng cọc trong móng nhà phố
Ngày nay, các ngôi nhà phố sử dụng những loại cọc 200×200 hay cọc 250×250 một cách phổ thông và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực có lực ép trung bình khoảng từ 40 – 50 tấn. Và còn tùy thuộc vào độ sâu chôn móng mà ta tính được số lượng cọc bê tông trên một đài và tải trọng truyền vào đầu cột.
Thực tế cho thấy số lượng cọc ép không dựa vào độ sâu chôn móng. Vì vậy công thức tính số lượng cọc trong móng được thực hiện sau đây:
Tải trọng tường, tải trọng động, tải trọng sàn do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2 đến 1,5 tấn/m2 x hệ số moment 1.2 x diện chịu tải của cột x số tầng.
Từ công thức trên ta có được: 200×200 có sức chịu tải 20 tấn/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 5×4 (20m2). Suy ra số cọc = 1.2 x 1.2 x 20 x 5 =144 tấn/20 = 7.2. Từ đó ta có thể tính ra được số lượng cọc ép sẽ là 8 cọc.
Cách tính chi phí ép cọc nhà phố
Trong quá trình xây dựng, bất kỳ ai trong chúng ta cũng kỳ vọng có thể xác định được chi phí giá thi công nhà phố nói riêng và cho từng hạng mục khác nói chung để từ đó chuẩn bị được kinh phí dự phòng chính xác. Phần móng là bộ phận quan trọng của ngôi nhà bởi nó là yếu tố quyết định đến chất lượng cũng như tính bền vững, kiên cố của ngôi nhà theo thời gian. Tuy nhiên, thi công phần móng lại làm tốn khoản chi phí không hề nhỏ.
Để hỗ trợ các bạn áp dụng đối với công trình nhà mình và dễ hình dung hơn về cách tính chi phí ép cọc nhà phố. Dưới đây sẽ là phương pháp tính chi phí ép cọc nhà phố với quy mô 3 tầng ở nền đất yếu cụ thể là:
- Hiện nay chi phí làm móng cọc bằng cách ép tải được tính như sau:
(nhân công ép cọc thường là 20.000.000đ) x (250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0,2x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
- Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp khoan nhồi được xác định theo công thức:
(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô) + (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc).
Công thức này được áp dụng với ngôi nhà phố có chiều sâu 10m, kích thước mặt tiền 5m, móng cọc ép tải với số lượng 10 tim, độ dài cọc 10m ta sẽ tính được.
- Chi phí làm móng cọc dùng phương pháp ép tải là:
(0.2x50x3.000.000) + (250.000x20x10) + 20.000.000 = 100.000.000VNĐ
- Chi phí làm móng cọc dùng phương pháp khoan nhồi là:
(0.2x50x3.000.000) + (450.000x20x10) = 120.000.000VNĐ
Trên đây là những nội dung mà Xây Dựng Sài Gòn vừa chia sẻ đến bạn đọc về công thức tính số lượng cọc trong móng để bạn đọc có thể tham khảo qua. Cũng như bổ sung thêm những kiến thức xây dựng cần thiết để thực hiện thi công một cách toàn vẹn nhất. Nếu bạn quan tâm đến thiết kế thi công xây dựng nhà phố, biệt thự mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!
>>Tìm hiểu thêm: