Sàn vượt nhịp hiện nay được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng hiện đại đây được xem như là một trong những giải pháp tuyệt vời. Hiện nay có khá nhiều nhiều loại sàn vượt nhịp. Mỗi loại sàn chúng đều có những ưu – nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại công trình kiến trúc. Làm sao để lựa chọn được sàn vượt nhịp phù hợp cho dự án xây dựng của mình? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết sau của Xây Dựng Sài Gòn nhé.
Sàn vượt nhịp là gì?
Sàn vượt nhịp là loại sàn được sản xuất dựa theo những công nghệ khoa học hiện đại và sử dụng các hộp nhựa Tbox với chất liệu chính đó là Polypropylene được đặt vào miền trung hòa của sàn bê tông cốt thép mục đích làm giảm lượng bê tông sử dụng đồng thời làm giảm trọng lượng của sàn.
Sự khác nhau giữa sàn vượt nhịp và sàn truyền thống
Sàn truyền thống còn có cái tên khác là sàn bê tông được gia cường bằng cốt thép, màng hay cáp ứng lực trước kết hợp cùng với hỗn hợp bê tông. Chính vì vậy mà sàn truyền thống không xảy ra tình trạng võng như các sàn khác nhưng trọng tải của sàn này lớn, làm tăng tải trọng của công trình, tác động đến kết cấu móng bên dưới.
Sàn vượt nhịp sử dụng dự ứng lực trong bê tông hỗ trợ làm giảm độ võng của sàn và tạo lực nâng cân bằng với tải trọng. Ngoài ra, chúng còn giúp loại bỏ việc phải kiểm soát được vết nứt trên sàn và cần tới ván khuôn vòm hay dầm tiết diện lớn.
Thường thì sàn truyền thống sau một thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng bị nứt trên bề mặt. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến chất lượng công trình. Nhưng, loại sàn này được sản xuất theo công nghệ châu Âu sẽ bảo đảm được khống chế vết nứt, độ dẻo và gia cường các vị trí neo cáp.
Sàn bê tông cốt thép có khả năng chống cháy tốt, có thể chịu được tải trọng lớn nhưng khả năng cách nhiệt, tiêu âm kém. Nhưng bù lại thì sàn vượt nhịp giúp tiết kiệm kinh tế, khả năng tiêu âm, chống cháy và cách nhiệt tốt.
Đối với trường hợp nhà nhiều chức năng như nhà thương mại, bãi để xe, khu thể thao thì khoảng cách các cột phải khác nhau tùy vào từng mục đích sử dụng, vì thế sử dụng hệ sàn chuyển giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí mà sàn bê tông cốt thép không làm được.
Các loại sàn vượt nhịp được phổ biến hiện nay
Sàn vượt nhịp Ubot
Sàn vượt nhịp Ubot được sáng chế bởi Tập đoàn Daliform – Italia, ứng dụng công nghệ Châu Âu đảm bảo được các yêu cầu như: trọng lượng nhẹ, tạo trần phẳng, giảm số lượng cột, khả năng vượt nhịp lớn, giảm chiều cao tầng, …
Ubot là loại sàn được sử dụng vào rất nhiều công trình lớn ở nước ngoài. Và đặc điểm của loại sàn này là gì?
- Khả năng vượt nhịp lên đến 20m
- Giảm chiều dày sàn của công trình, do đó có thể tăng thêm số lượng tầng chức năng của công trình với cùng một mức chiều cao
- Giảm 30% lượng bê tông cần dùng cho công trình, tiết kiệm nguyên vật liệu. Đây không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí mà còn giảm trọng lượng cho sàn
- Do giảm tải trọng sàn xuống cột và không dùng hệ dầm nối giữa các cột nên có thể giảm tiết diện cột và số lượng tạo không gian kiến trúc thông thoáng hơn cho công trình
- Thi công nhanh hỗ trợ nhà thầu đẩy nhanh được tiến độ. Đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực lớn.
- Giảm tải trọng tham gia dao động khi động đất, khả năng chống cháy tốt.
- Sàn sử dụng vật liệu từ nhựa tái chế, thân thiện với môi trường và an toàn.
- Các hộp Ubot có thể xếp chồng lên nhau, thuận lợi di chuyển trên những địa hình khó khăn.
- Không yêu cầu kỹ thuật cao, dễ thi công.
Sàn nấm (Flat Slab)
Sàn nấm là một hệ thống làm việc theo kiểu một phương hay hai phương với một bản dày hơn ở vị trí cột và tường chịu tác động của lực được gọi là drop panels (mũ cột). Vai trò của mũ cột như dầm chữ T ở những vị trí gối đỡ. Chúng sẽ làm tăng độ cứng của hệ thống sàn và khả năng chịu lực cắt dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng, do đó làm tăng tính kinh tế của sàn.
Dạng kết cấu này không được phổ biến nhiều trong những năm gần đây do sự giới hạn bởi tính kinh tế của nhịp, trung bình trong khoảng 12m với sàn ứng suất trước và 9.5m với sàn bê tông. Sàn nấm – sàn vượt nhịp cần phải được tạo một độ vồng trường thích hợp (không quá lớn) để có thể đảm bảo kiểm soát tốt được độ võng.
Kích thước mặt bằng của mũ cột nhỏ nhất là 1/3 nhịp. Đồng thời thường được làm tròn ở mức 100mm. Bề dày của mũ cột thường trung bình từ khoảng 1.75 – 2 lần chiều dày của sàn, được làm trong sao cho hợp với ván khuôn, hay ở mức 25mm. Sự đặc nhau của sàn nấm là mặt phẳng ở bên dưới, dễ thi công cũng như dễ chế tạo cốp pha.
Ưu điểm
- Không dầm, khoảng thông thủy lớn ở khoảng giữa những mũ cột
- Ván khuôn đơn giản, không phức tạp
- Thường không yêu cầu cốt thép chống thủng ở vùng gần cột
- Độ dày kết cấu nhỏ
Nhược điểm
- Nhịp trung bình
- Cần tránh những hệ thống kỹ thuật phương đứng ở các vị trí xung quanh cột
- Mũ cột có thể cản trở đối đến các hệ thống cơ điện có kích thước lớn hơn
- Có thể không hợp với loại sàn nhà có tường ngăn xây bằng gạch
- Độ võng ở giữa sàn có thế tương đối lớn đối với sàn nấm BTCT
Sàn phẳng (Flat Plate)
Có hệ thống chịu tác dụng lực theo một hay hai phương, chúng được kê trực tiếp lên cột hay lên trên tường chịu lực. Nó chính là một trong những dạng kết cấu sàn được sử dụng nhiều tại các tòa nhà hiện đại, cao tầng. Điểm đặc biệt của loại sàn này là chiều dày không đổi hay gần như không đổi. Làm nên mặt phẳng phía dưới của sàn, đơn giản hóa trong việc tiến hành thi công và làm cốp pha.
Loại sàn vượt nhịp này cho phép thay đổi linh hoạt tạo vách ngăn, nhiều trường hợp còn không cần đến dùng trần giả. Nhịp kinh tế của sàn phẳng, tải trọng từ nhỏ tới trung bình nên đôi khi sẽ có giới hạn bởi việc kiểm soát độ võng về lâu dài và có thể cần phải áp dụng cách tạo độ vồng tường thích hợp (không quá lớn) hay dùng đến UST.
Ưu điểm
- Cốp pha linh hoạt trong mọi không gian, đơn giản nhưng chất lượng cao.
- Chiều dày kết cấu nhỏ có thể tối ưu hóa được chiều cao tầng.
- Tạo ra khoảng thông thủy lớn ở phần dưới sàn, không có dầm.
Nhược điểm
- Nhịp trung bình
- Cần dùng cốt thép có khả năng chống chọc thủng ở xung quanh cột, hay cột cần có kích thước lớn hơn. Cần có sự kiểm soát độ võng trong thời gian dài.
- Có thể không thích hợp với loại sàn có vách tường ngăn xây bằng chất liệu gạch
- Không phù hợp với tải trọng lớn
- Khả năng chịu tải trọng ngang còn hạn chế
Sàn ô cờ, sàn sườn (Ribbed Slab, Waffle Slab)
Sàn sườn gồm nhiều sườn được sắp xếp ở các vị trí cố định thường được đỡ trực tiếp bởi cột tạo khoảng cách bằng nhau giữa các sườn. Các sườn này có thể chỉ được bố trí theo một phương, còn có tên gọi là sàn sườn (ribbed slab). Hay sàn ô cờ (waffle slab) bố trí sườn theo hai phương.
Sàn 120mm yêu cầu sườn phải có độ dày tối thiểu ít nhất là 125mm đối với sườn làm việc nhiều nhịp và yêu cầu chống lửa trong 2 giờ. Sườn > 125mm thường dùng để bố trí ở cốt thép chống cắt và phía cốt thép chịu kéo. Thông thường sàn sườn có thể chịu được tải trọng từ trung bình cho đến lớn, nhờ vào độ cứng cáp cùng những ưu điểm nổi bật nên sàn sườn luôn được sử dụng nhiều trong khả năng sử dụng.
Chiều dày sàn từ 75 đến 125mm và sườn rộng từ 125 đến 200mm. Khoảng cách giữa các sườn phải cách nhau một khoảng từ 600 đến 1500mm. Tổng chiều dày của sàn thường từ 300 đến 600mm với nhịp có thể lên tới 15m đối với sàn BTCT, và cũng có thể lớn hơn nữa khi có UST. Việc bố trí từng vị trí sườn có thể giảm được một phần cốt thép, bê tông cũng như giảm được chiều trọng lượng của sàn. Có như vậy đã có thể giảm được phần nào về nguyên vật liệu rồi.
Việc tiết kiệm nguyên vật liệu có thể bù lại sự phức tạp cốt thép và ván khuôn trong xây dựng. Không chỉ vậy có thể giảm được mức độ phức tạp của ván khuôn, có quy cách được tiêu chuẩn hóa, có thể dùng các mẫu chế tạo sẵn; thường sử dụng bằng các khuôn nhựa dạng vát tháo lắp dễ dàng.
Ưu điểm
- Vượt nhịp lớn
- Giảm bớt trọng lượng và giúp tiết kiệm nguyên vật liệu
- Dễ dàng bố trí các lỗ kỹ thuật theo phương đứng thông qua giữa các sườn
- Hình thức kinh tế tương đối tốt với trường hợp dùng ván khuôn tiêu chuẩn luân chuyển
Nhược điểm
- Yêu cầu sử dụng cốp pha đặc chủng
- Chiều dày sàn giữa các sườn không có mức độ chống cháy cao
- Các lỗ kỹ thuật lớn theo phương đứng thường khó xử lý và giải quyết
- Chiều cao tầng lớn hơn
Hy vọng với những thông tin liên quan đến các loại sàn vượt nhịp ở trên, bạn đọc đã sẽ tìm được một giải pháp phù hợp cho công trình của mình. Đừng quên theo dõi Xây Dựng Sài Gòn để cập nhật thêm nhiều công nghệ xây dựng hữu ích hơn!
>>Xem thêm: