Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tường được thiết kế xây dựng khác nhau, nhưng phổ biến hơn hết là tường 10 và tường 20. Tùy vào mỗi loại chúng sẽ có những ưu, nhược điểm hoàn toàn khác nhau. Tùy vào từng địa thế của đất, đặc điểm về khí hậu, cũng như tính thẩm mỹ và nhu cầu, tài chính mà gia chủ có thể lựa chọn cho mình một loại tường sao cho phù hợp. Trong bài viết này Xây Dựng SG sẽ giải đáp cho các bạn về câu hỏi nên xây nhà tường 10 hay 20 là phù hợp nhé.
Tường 10 là gì?
Tường 10 còn được gọi là tường đơn, tường con kiến, có độ dày 110mm. Nó được xây dựng từ một lớp gạch ống 4 lỗ có độ dày 80mm và tô trát tường mỗi bên 15mm, tổng cộng có độ dày 110mm. Tường 10 được thi công có tác dụng như một tấm phến, bảo vệ, tạo ra khung và chia không gian trong nhà, giúp tiết kiệm diện tích cho gia đình.
Ưu điểm của tường 10
- Giúp tiết kiệm được nhiều diện tích xây tường, qua đó sẽ tận dụng được tối đa không gian cho những ngôi nhà có diện tích xây dựng nhỏ.
- Tiết kiệm nhiều chi phí xây dựng.
- Tiết kiệm thời gian thi công.
- Khối lượng tải trọng nhẹ.
Nhược điểm khi xây nhà tường 10
- Khả năng chống nóng, cách âm khá thấp.
- Khả năng chịu được tải trọng kém.
- Không được an toàn, đặc biệt là nếu như những nhà xung quanh đào móng thì nhà xây tường 10 có thể dễ bị sập xệ, sụt lún.
- Dễ bị ngấm nước và nhanh xuống cấp.
Kết luận: Với những ưu điểm và hạn chế, xây nhà tường 10 chỉ phù hợp với những ngôi nhà thấp tầng, khối lượng nhẹ, tường bảo được các nhà khác che chắn xung quanh. Nếu xác định làm nhà cao tầng thì tường 10 không phù hợp. Nhà xây tường 10 cần tạo cột bê tông cốt thép kiên cố, chắc chắn để tải trọng dồn xuống cột, từ đó tăng độ kiên cố cho công trình.
Tường 20 là gì?
Tường 20, còn gọi là tường đôi, tường 22 hoặc tường 2 gạch, có bề dày là 2 viên gạch (200mm, mỗi viên 100mm) cùng với bề dày mạch liên kết ở giữa 2 lớp gạch (10mm) và 2 lớp vụn tố tường bên ngoài (5mm x 2 = 10mm). Tường 20 thường bị hiểu nhầm là tường chịu lực, tuy nhiên theo kỹ thuật xây dựng thì tường mới có độ dày 330mm mới có khả năng chịu lực.
Ưu điểm của tường 20
- Có độ dày 330mm có khả năng chịu lực tốt.
- Cấu trúc tổng quát của tường 20 rất cứng và chắc chắn.
- Có thể chịu được tải trọng lớn và áp lực từ những tầng cao.
- Có thể dùng để xây dựng các công trình lớn và cao.
Nhược điểm khi xây nhà tường 20
- Chi phí sản xuất tường 20 thường cao hơn so với các loại tường khác.
- Thời gian xây dựng có thể dài hơn so với các loại tường khác.
- Yêu cầu sử dụng các thiết bị và dụng cụ xây dựng đặc biệt.
Kết luận: Khi xây nhà tường 20, diện tích sử dụng sẽ bị giảm so với tường 10. Với những căn nhà phố liên kề thường có diện tích nhỏ, tường ngăn với nhà kế bên chỉ nên xây tường 10 vì nhà kế bên cũng xây tường 10, kết quả là sẽ tạo ra một vách ngăn 20cm. Nếu cả hai nhà xây tường 20, sẽ mất một số diện tích quý giá.
Trong trường hợp xây tường nhà với nhà kế bên là 20, khi sửa nhà, nếu bạn không biết nhà cũ đã xây tường 20, rất có thể sẽ mất diện tích khi xin phép xây dựng. Thông thường, các cán bộ đo đạc sẽ mặc định tường là tường 10, vì thế khi cấp phép xây dựng, tường 20 sẽ mất 10cm.
Nên xây nhà tường 10 hay 20 là phù hợp?
Thông qua những ưu, nhược điểm khi xây nhà tường 10 và tường 20 ở trên, thì việc quyết định nên chọn xây nhà bằng tường 10 hay 20 sẽ còn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan lẫn chủ quan như: địa thế của từng loại đất, khí hậu, tình hình xây dựng trong khu vực, nhu cầu và khả năng tài chính của gia chủ.
Nếu bạn muốn xây biệt thự, nhà ở riêng lẻ, nên xây tường 20 để tối đa khả năng chống âm, chống nóng, chống ôn. Với nhà phố thì nên kết hợp cả 2 loại tường để vừa đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, vừa tiết kiệm chi phí. Các mặt tường hướng Tây nắng nóng, khu vực gần đường lớn thì không nên xây tường 10 mà chuyển sang tường 20 để chống nóng, chống ôn tốt hơn. Tường 10 nên sử dụng làm tường ngăn chia các khu vực chức năng trong nhà hoặc không gian bên trên để giảm bớt tải trọng xuống nền móng nhà, như vậy sẽ giảm được đầm sàn, từ đó giảm chi phí một cách hiệu quả.
Ngoài ra, với tường ở hướng thường xuyên bị mưa hầm nhiều, tại tầng trên vẫn có thể xây tường 10 với điều kiện phải tạo mái đứa, ô văng, ban công để cản bột mưa. Tại vị trí sân thượng, nếu không có lưới sắt bảo vệ thì cần xây tường 20 để đảm bảo an ninh. Nếu sử dụng loại bê tông tốt, cốt thép chắc chắn, xử lý chống thấm tốt thì vẫn có thể sử dụng tường 10 cho bất cứ vị trí nào.
Thông qua bài viết trên Xây Dựng SG đã phần nào giải đáp được cho các bạn về câu hỏi nên xây nhà tường 10 hay 20, cũng như những ưu – nhược điểm của từng loại từng. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích.
>> Xem thêm: