Móng nhà là gì? Đây là kết cấu kỹ thuật được bố trí dưới ngôi nhà với chức năng là chịu tải trọng lực cho cục bộ của cả công trình. Bảo đảm được sự vững chắc, kiên cố cho ngôi nhà nhằm nâng cao tuổi thọ của cả công trình. Những nội dung dưới đây của Xây Dựng Sài Gòn sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về chủ đề này.
Móng nhà là gì?
Nền móng hay còn gọi là móng nhà. Đây là kết cấu xây dựng nằm phía dưới cùng của ngôi nhà hay các công trình xây dựng. Nó có công dụng chính là chịu trọng tải trực tiếp của các công trình. Bảo đảm chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự vững chắc và kiên cố của công trình.
Do đó, việc thiết kế thi công xây dựng móng nhà là điều cực kỳ quan trọng nhất của công trình, vì nó quyết định độ bền vững và tuổi thọ công trình.
Có bao nhiêu loại móng nhà?
Có rất nhiều loại móng cho việc thi công công trình tiêu biểu như móng bè, móng đơn, móng băng và móng cọc. Và còn phụ thuộc vào tính chất cà trọng tải của các loại đất mà những kiến trúc sư sẽ xem xét, tính toán ra đưa ra quyết định về việc nên sử dụng loại móng nào sẽ an toàn và phù hợp với công trình đang xây dựng.
Nền móng giản đơn đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn như biệt thự, nhà phố. Còn với các khu nhà cao ốc, tòa nhà cao tầng thì việc xây dựng nền móng khá phức tạp và cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng từ công đoạn thiết kế đến khâu thi công xây dựng.
Ngành xây dựng hiện nay ngày càng phát triển cũng như nhu cầu của con người đối với nhà ở ngày càng cao hơn. Đồng thời liệu liệu xây dựng mà con người muốn ưu tiên lựa chọn phải thân thiện với môi trường. Những vật liệu được sử dụng nhiều nhất là cừ bạch đàn, cừ tràm, cừ dừa, cót tre,…
Móng tự nhiên
Đây là loại móng hiếm khi có được. Tính chất chung của loại móng này là có sẵn trong tự nhiên mà không cần phải có sự tác động của con người. Thường thì loại móng này nằm phía bên trên những mảnh đất cứng và khô hay là các công trình giản đơn như nhà lá, nhà tranh, cầu tre, lều,…. Hầu hết được sự dụng trong các công trình không có trọng tải lớn.
Móng đơn
Móng đơn hay còn có tên gọi là móng cốc, đây là loại móng đỡ đứng một cụm cột đứng gần nhau hay có thể là đứng một mình. Thông thường sẽ được sử dụng cho những công trình thiết kế xây nhà cấp 4 có điều kiện địa chất cứng và quy mô nhỏ. Móng đơn có thể là móng riêng lẻ, móng cứng, móng mềm.
Móng băng
Móng băng là loại có hình dạng dải dài độc lập hay giao nhau theo hình chữ thập. Có công dụng chính là để đỡ tường hay cột cho cả ngôi nhà. Thi công móng bằng thường bắt đầu bằng việc đào móng xung quanh hay đào móng song song với khuôn viên. Móng băng thuộc móng dùng xây trên hố đào trần, móng nông và tiến hành lấp lại. Chiều sâu để chôn móng trung bình trong khoảng từ 2 đến 2,5 m.
Móng băng là móng nhà được dùng khá phổ biến. Có thể nguyên nhân chính bởi vì việc thi công không quá cầu kì, tiết kiệm chi phí xây nhà do đó được nhiều khách hàng chọn lựa.
Móng bè
Móng bè hay còn có tên gọi khác là móng toàn diện, là loại móng nông. Móng nhà bè thường được thi công ở sức kháng nén yếu, nơi địa chất yếu, cho dù đất có nước hay không có nước. Đây được xem là loại móng hiệu quả và an toàn trong việc phân bổ trọng lực toàn diện của cả căn nhà nhằm phòng tránh nguy cơ bị sụt lún.
Móng cọc
Móng cọc gồm có 2 bộ phận đó là cọc và đài móng. Với công dụng chính là truyền tải trọng lực từ phía trên của công trình xuống lớp đất bên dưới của móng. Việt Nam là khu vực có địa chất yếu chiếm phần lớn. Nên cần phải gia cố trước khi thực hiện thi công làm móng, việc gia cố thì vật liệu có thể được sử dụng là xi măng hay cừ tràm. Mục đích kết hợp giữa móng nền và móng cọc là giúp phát huy hết khả năng chịu trọng tải của công trình.
Một số lưu ý khi làm móng nhà
Khảo sát địa chất
Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong việc xây dựng móng nhà, nhằm xem xét, tính toán sự thay đổi của mạch nước ngầm hay nước mặt, cấu trúc địa tầng của nơi xây dựng, hiện tượng địa chất diễn ra trong quá trình xây dựng. Quá trình khảo sát địa chất hỗ trợ các kiến trúc sư sử dụng loại móng và tính toán phù hợp với việc thiết kế và thi công. Nhằm bảo đảm ăn toàn cho ngôi nhà qua nhiều năm sử dụng.
Loại đất phù hợp nhất để thi công móng nhà là đất cát vì đặc tính vững chắc, kiên cố. Hơn hết, đất cát còn có ưu điểm lớn là rút nước tốt, khô ráo nên rất hiếm khi xuất hiện tình trạng nghiêng lún.
Những loại đất nên hạn chế khi xây nhà:
- Đất sét: Đây là loại đất hút nước kém do kết cấu đất rất rắn, chặt, nên khi sử dụng loại đất này để xây nhà hay xảy ra tình trạng ẩm thấp. Sàn nhà hay bị tồn đọng nước, tạo điều kiện để ruồi muỗi có nơi sinh nở.
- Đất xốp: Đây là loại đất chịu lực kém nhất. Những ngôi nhà khi xây dựng trên nền đât này hay xảy ra tình trạng như nhà bị nghiêng đổ hoặc lún.
Thiết kế móng không phù hợp với công trình
Có rất nhiều móng và mỗi một loại móng thì sẽ thích hợp với những công trình khác nhau. Do đó, gia chủ nên xem xét, tính toán địa chất và diện tích đã phù hợp với loại móng đó chưa. Nếu không phù hợp phải có những thay đổi để phòng tránh làm giảm chất lượng của ngôi nhà hay công trình.
Thi công không bảo đảm chất lượng
Việc thi công móng nhà chất lượng kém thì sẽ dễ dàng xảy ra những hiện tượng sau: tuổi thọ công trình thấp, thấm sàn, nứt sàn, nghiêng. Do đó, chúng ta cần có đội ngũ chuyên về thiết kế và thi công để đảm bảo chất lượng công trình hoàn thiện tốt nhất.
Nguyên vật liệu kém chất lượng
Thi công móng nhà được xem là bước quan trọng nhất để tạo nên chất lượng của một ngôi nhà. Nên những nguyên vật liệu xây dựng móng nhà phải tốt. Chính vì thế mà chủ thầu cần nên chọn lựa nhà cung cấp chất lượng và uy tín.
Nhà thầu thiếu kinh nghiệm
Ngày nay có nhiều nhà thầu mời chào với nhiều giá khác nhau. Nên trước khi đưa ra quyết định thi công thì bạn nên lựa chọn một đơn vị chất lượng, uy tín để có một công trình như mong muốn, không nên vì ham rẻ mà chọn nhà thầu kém chất lượng.
Lơ là giám sát các công trình
Giám sát công trình là hạng mục cần phải có, điều này giúp bạn thấy yên tâm hơn. Nhằm phòng tránh được những rủi ro trong quá trình thi công xây dựng công trình. Để tránh mọi chuyện thi công đã xong rồi mới nói thì không giải quyết được gì, nên chủ nhà phải đứng luôn giám sát qua từng công đoạn xây dựng để làm ra công trình chất lượng nhất.
Quá trình thi công móng nhà
Quy trình làm móng cọc
- Chuẩn bị cốt thép cọc
- Ép cọc
- Tiếp đến tiến hành ép cọc
- Nghiệm thu ép cọc
Quy trình làm móng băng
- Thực hiện đào đất cho móng băng
- Đổ bê tông lót nền đất trước đó đã đào sẵn
- Xây tường cho móng chắc chắn, kiên cố
- Đổ bê tông giằng để cố định móng thêm một lần nữa
- Nghiệm thu công trình sau quy trình hoàn tất móng nhà
Quy trình làm móng bè
- Đào đất làm hố móng
- Đổ bê tông lót lên lớp đất để đào móng
- Xây tường móng
- Đổ giằng chắc chắn
- Hoàn tất nghiệm thu phần móng
Trên đây là những thông tin mà Xây Dựng Sài Gòn vừa chia sẻ đến bạn đọc giúp giải đáp thắc mắc về móng nhà là gì? Để có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong việc thiết kế xây dựng nhà. Nếu bạn đang muốn được tư vấn xây dựng nhà ở, biệt thự thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hộ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!
>>Xem thêm: