Quy trình thi công cọc khoan nhồi chuẩn hiện nay

Hiểu được những quy trình thi công cọc khoan nhồi thì bạn sẽ giám sát quá trình thực hiện thi công một cách dễ dàng, tránh những tình trạng bỏ qua những bước nhỏ hoặc quan trọng gây ảnh hướng lớn đến công trình. Những kiến thức mà Xây Dựng Sài Gòn chia sẻ dưới đây là nguồn kiến thức hữu ích về xây dựng cho cuộc sống của bạn.

8 bước thi công cọc khoan nhồi chuẩn hiện nay

Quy trình thi công cọc khoan nhồi được thực hiện theo trình tự:

  • Công tác chuẩn bị, định vị tìm cọc và đài cọc;
  • Khoan tạo lỗ, Rung hạ ống vách;
  • Nạo vét đáy hố khoan;
  • Lắp cốt thép;
  • Đổ bê tông lắp ống;
  • Thổi rửa đáy hố khoan;
  • Đổ bê tông;
  • Lắp đầu cọc bằng đá 4×6 và đá 1×2;
  • Rút ống vách;
  • Kiểm tra toàn bộ chất lượng cọc.
các bước thi công khoan cọc nhồi hiện nay

Các bước thi công khoan cọc nhồi | Nguồn ảnh: Internet

Bước 1: Công tác chuẩn bị, định vị tìm cọc và đài cọc

  • Định vị là công tác vô cùng quan trọng, xác định vị trí của các tim, trục của công trường, xác định vị trí tim cốt của từng cọc khác nhau trên hồ sơ thiết kế, vị trí chính xác nhất của các giao điểm.
  • Giác móng: xác định và định vị các trục chi tiết trung gian, mang các trục ra ngoài phạm vi thi công của móng và cố định các mốc bằng cột bê tông chôn sâu dưới lòng đất.
  • Xác định tim cọc: được đóng bằng các cọc tiêu thép chiều dài cọc là 1,5m và D = 14 vuông góc với nhau.

Bước 2: Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ

  • Tác dụng của ống vách: dẫn hướng, định vị cho máy khoan đi, giữ độ ổn định cho bề mặt của hố khoan, bảo vệ để đất đá, chống sập trên hố hoặc thiết bị rơi xuống hố khoan, làm sàn để đỡ tạm và để lắp dựng cốt thép và thao tác buộc nối.
  • Quá trình hạ ống vách: trước tiên là chuẩn bị máy rung, tiếp theo là lắp máy rung vào ống vách, tiếp đến là rung hạ ống vách với sai số của tâm móng lớn hơn 30mm. Cuối cùng sau khi hạ ống vách dùng thước nivo áp vào thành trong ống vách để xem xét và kiểm tra lại độ thẳng đứng.
  • Khoan tạo lỗ: để mũi khoan chạm đến đáy hố thì máy mới bắt đầu quay, ban đầu sẽ có tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, trong khi khoan cần khoan có thể nâng lên hoặc hạ xuống 1 – 2 lần để giảm đi sự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu, đặc biệt nên dùng tốc độ thấp, chậm khi khoan để tăng mô men quay.

Bước 3: Vét đáy hố khoan

  • Khi xem xét, kiểm tra độ sâu của hố khoan thì bạn cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét, vì lớp mùn có thể tác động đến khả năng làm việc có hiệu quả hay không của cọc.
  • Độ sâu của hố khoan khi đạt đến độ sâu thiết kế thì các công việc tiếp theo của quá trình thi công cọc nhồi được phép tiếp tục. Khi vét nạo có thể dùng gầu hình trụ.
Vét đáy hỗ khoan nhồi trong xây dựng

Vét đáy hố khoan nhồi | Nguồn ảnh: Internet

Bước 4: Thổi rửa đáy hố khoan

Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan, những ống này được liên kết với nhau có đường kính là F90 và bằng ren. Phía trên của ống có hai cửa, một dùng để nối với ống dẫn (cát về lại máy lọc và thu hồi dung dịch bentonite) và một cửa dẫn khí có F45.

Duy trì trong cả thời gian thổi rửa khoảng 20 – 30 phút và bơm khí với áp suất 7 at, sau đó lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan và giữa hố lên để thực hiện thí nghiệm, kiểm tra. Nếu dung dịch này đạt so với yêu cầu thì có thể dừng để chuẩn bị cho công tác dựng lấp cốt thép.

Bước 5: Đổ bê tông

Lỗ khoan sau khi vét phải được ít nhất 3 giờ đồng hồ thì tiến hành đổ bê tông. Trường hợp nếu quá trình diễn ra quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch ở đáy hố, nếu dung dịch không tốt thì phải chuyển lưu dung dịch cho đến khi đạt yêu cầu.

Mẻ bê tông đầu tiên cần dùng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, bảo đảm cho bê tông không tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc dung dịch khoan và loại trừ khoảng chân không khi tiến hành thực hiện đổ bê tông.

Bước 6: Lấp đầu cọc nhồi

  • Lấp bằng mặt đất tự nhiên vốn có và lấp bằng đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc.
  • Thực hiện tháo gỡ toàn bộ các giá đỡ của ống phần trên.
  • Cắt những thanh thép treo phía trên lồng thép.

Bước 7: Rút ống vách

Trong các bước thi công khoan cọc thì việc thực hiện yêu cầu tay nghề khá cao đối với bước này,  khi phải dùng máy rung để đằm xuống và rút ống lên một cách từ từ.

Bước 8: Kiểm nghiệm sản phẩm cọc khoan nhồi

Đây là công tác vô cùng quan trọng vì nó nhằm phát hiện ra các thiếu sót của từng phần trước khi thực hiện thi công. Do đó mà nó có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi sự cố nghiêm trọng xảy ra.

kiểm nghiệm sản phẩm cọc khoan nhồi

kiểm nghiệm sản phẩm cọc khoan nhồi | Nguồn ảnh: Internet

Đơn vị khoan cọc nhồi uy tín

Công ty chuyên trong các hạng mục khảo sát địa chất, khoan cọc nhồi, ép cọc bê tông,,. trách nhiệm và uy tín tại Việt Nam. Đến với chúng tôi các chủ đầu tư sẽ nhận được:

  •  Báo giá, tư vấn miễn phí. Chúng tôi sỡ hữu những vật liệu chất lượng, trang thiết bị hiện đại bắt kịp những bước tiến mới trong ngành.
  • Đặt sự chất lượng – uy tín   lên hàng đầu, phương châm làm việc là lấy chữ “Tâm”.
  • Có đội ngũ nhân viên, công nhân thi công chuyên nghiệp, kỹ thuật viên, kinh nghiệm thực tiễn dày dặn và có chuyên môn cao. Lựa chọn máy móc thiết bị đạt chuẩn có những dự án chất lượng cao nhất.
  • Cung cấp những dịch vụ với giá cả cạnh tranh, thời gian thực hiện tốt nhất có thể đến với khách hàng, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Mục tiêu làm việc phát triển ra thế giới.
  • Chính trực- công bằng- trung thực- kiên định- tham gia- trách nhiệm- cam kết- tận tâm- chuyên nghiệp- phát triển và đào tạo.
  • Những công trình mọc lên theo đúng thời gian, quy trình. Dưới sự giám sát của đội ngũ kỹ sư, nhân viên có chuyên môn sâu, có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trong lúc thi công, tận tâm với nghề.
  • Thực hiện nhiều dự án nhỏ, lớn thành công. Hợp tác với nhiều khách hàng, nhà đầu tư.
  • Đã nhận được sự an tâm, tin tưởng và hài lòng của nhiều khách hàng.
  • Giá thành không cao quá so với mặt bằng chung trên thị trường nhưng chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.

Hy vọng những nội dung trên đây của Xây Dựng Sài Gòn vừa chia sẻ đến bạn đọc đã nắm rõ được quy trình thi công cọc khoan nhồi giúp bạn hiểu thêm về cách thức xây dựng này. Nếu bạn có bất kì thắc mắc liên quan đến thi công xây dựng thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất!

>>Xem thêm:

Câu Hỏi Thường Gặp:

Khi nào cần phải khoan cọc nhồi?

Công trình có tầng hầm sâu, nhiều tầng hầm thì cọc khoan nhồi được áp dụng để thi công hệ tường vây nhằm chống sạt đất các công trình lân cận.

Cọc nhồi có bao nhiêu loại?

Khoan cọc nhồi từ mini đến lớn từ D300mm, D400, D500, D800, D1200, D1500mm

-
5/5 - (3 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn