Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu? Kinh nghiệm xử lý

Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu? Nên khắc phục như thế nào khi gặp trường hợp này? Ngoài những yếu tố như nguyên vật liệu hay công tác thực hiện thi công xây dựng, điều kiện thời tiết cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng nền móng công trình. Để biết rõ hơn câu trả lời phù hợp cho những thắc mắc trên, hãy cùng Xây Dựng Sài Gòn xem qua bài viết sau.

Đổ móng nhà gặp trời mưa có tốt không?

Những tác động tích cực lẫn tiêu cực khi gặp phải một cơn mưa trong quá trình thi công xây dựng đổ móng làm nhà.

Ưu điểm

Trong phong thủy, nước được biết đến là khởi nguồn của sự sống sinh sôi nảy nở, biểu trưng cho tiền tài, phúc lộc. Còn trong xây dựng nền móng được xem là công đoạn đầu tiên để hình thành toàn diện nên ngôi nhà. Do đó, nếu trời mưa trong khi đổ móng nhà chính là dấu hiệu một điềm lành, một khởi đầu mới suôn sẻ, thuận lợi cho chủ nhà.

Trên thực tế, khi đổ móng nhà gặp trời mưa cũng là một hiện tượng tương đối tốt. Vì đất sẽ có độ mềm hơn, như vậy người thợ xây dựng sẽ đỡ tốn sức lực khi tiến hành dầm, nén đất. Ngoài ra, đó, khả năng lún, mức độ kết cấu dính chặt của đất cũng sẽ hiệu quả hơn.

Hơn nữa sau khi đổ bê tông được vài giờ đồng hồ và bê tông đã đông lại, sẽ cực hữu ích nếu có một cơn mưa xuất hiện ngay lúc này. Bởi đây là lúc cần tiến hành bảo dưỡng tạo độ ẩm cho bê tông bằng cách tưới nước trực tiếp lên bề mặt. Vì thế nếu trời mưa đúng và thời điểm này bạn sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nước dùng trong xây dựng cũng như không phải tốn công sức hay tốn thời gian cho việc tưới nước tạo ẩm.

ưu điểm khi đổ móng nhà vào trời mưa

Nước được biết đến là khởi nguồn của sự sống sinh sôi nảy nở | Nguồn ảnh: Internet

Nhược điểm

Nhưng nếu không may trời mưa vào lúc đang đổ bê tông thì hẳn đây lại là một điều rất tồi tệ. Bởi nước mưa sẽ làm thay đổi tỷ lệ xi măng/nước tác động xấu đến đến cường độ đổ bê tông, khiến kết cấu bê tông không bảo đảm được độ rắn chắc.

Không chỉ vậy nếu bề mặt bê tông chưa khô lại, chưa có độ cứng cần thiết, khi hạt mưa rơi xuống sẽ tạo ra các vết rỗ trên bề mặt, khiến nó trở nên lồi lõm, không bảo đảm về chất lượng cũng như mặt thẩm mỹ của toàn bộ thiết kế.

Vì thế, còn tùy thuộc vào thời điểm đổ mưa cũng như lượng nước mưa lớn hay nhỏ,… mà chúng ta mới có thể đưa ra kết luận được ảnh hưởng khi của cơn mưa đó là tốt hay xấu đến công tác thi công đổ móng nhà.

nhược điểm khi đổ bê tông vào trời mưa

Nếu trời mưa trong quá trình thực hiện thi công thì đây hẳn là một điều tồi tệ | Nguồn ảnh: Internet

Kinh nghiệm xử lý khi đổ móng nhà gặp trời mưa

Thời tiết chính là yếu tố mà con người không thể nào kiểm soát được. Do đó, các bạn cần nên lường trước và cũng như chuẩn bị các phương án để dễ dàng đối phó khi xảy ra những cơn mưa xấu bất chợt. Hãy cùng tìm hiểu một vài những kinh nghiệm xử lý sau đây bạn nhé.

Theo dõi tình hình dự báo thời tiết

Công việc trước nhất cần chuẩn bị trước khi tiến hành thi công đổ móng nhà đó chính là xem dự báo thời tiết. Hãy đảm bảo rằng khả năng có mưa vào ngày đổ bê tông sẽ thấp nhất để không làm trì hoãn đoạn công việc cũng như làm giảm chất lượng của công trình.

Xem xét lượng mưa

Khi xem xét lượng mưa, bạn cũng sẽ ước lượng được mức độ ảnh hưởng của nước mưa đối với bê tông khi đang thực hiện xây dựng. Nếu trời chỉ có mưa nhỏ, lất phất, khả năng gây thiệt hại có thể thấp, công trình của bạn hiển nhiên vẫn có thể tiếp tục. Nhưng đối với những cơn mưa lớn, công trình nên tạm hoãn lại để bảo đảm an toàn lao động, cùng với đó là tiến hành thực hiện các biện pháp che chắn, bảo vệ phần bê tông đã đổ.

Mạch ngừng bê tông

Mạch ngừng chính là điểm dừng đổ bê tông khi trời mưa, đây cũng chính là yếu tố sẽ nối tiếp lớp bê tông đổ trước và bê tông nào đổ sau. Khi tạm hoãn công việc để tránh mưa, bạn cần phải tạo mạch ngừng, làm cho nó thẳng và góc cạnh với phương truyền lực ép vào nền móng bê tông.

Đến lúc tiếp tục quá trình thi công, bạn cũng nên lưu ý xử lý mạch ngừng một cách khéo léo để lớp bê tông đổ sau có độ bám dính vào các lớp đổ trước. Trước nhất, hãy vệ sinh bề mặt lớp bê tông đã cũ, loại bỏ những phần bê tông không đạt chất lượng và tưới nước xi măng lên bề mặt. Tiếp đến hãy sử dụng các chất liệu hỗ trợ kết dính rồi hãy tiếp tục đổ lớp bê tông mới.

kinh nghiệm khi đổ móng nhafkhi trời mưa

Hãy vệ sinh bề mặt lớp bê tông đã cũ, loại bỏ những phần bê tông không đạt chất lượng | Nguồn ảnh: Internet

Một vài lưu ý khác

Hãy lên kế hoạch chuẩn bị trước một vài tấm bạt lớn và dày để có thể kịp che chắn lại khi xảy ra những cơn mưa bất chợt. Khi lượng nước mưa lớn và mưa trong khoảng thời gian dài, hãy kiểm tra hệ thống thoát nước để bảo đảm nước mưa có thể thoát đi, không ứ đọng, gây ngập phần móng.

Thay vì đổ bê tông một lần khắp toàn bộ trên bề mặt nền móng, hãy phân chia nhỏ ra và đổ theo từng phần để dễ dàng thi công và xử lý khi xuất hiện mưa gió. Nếu không kịp tiến hành xử lý và lượng mưa đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến phần đổ bê tông, như vậy phương pháp tốt nhất là phá bỏ và đổ móng lại từ đầu để đảm bảo chất lượng bền lâu về sau.

Như vậy, chủ đề “Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu?” đã được Xây Dựng Sài Gòn giải đáp qua những nội dung ở bài viết trên. Ngoài ra, chúng tôi cũng gửi đến bạn những phương pháp xử lý phù hợp khi trời mưa quá lớn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quá trình thi công xây dựng ngôi nhà của bạn

>>Tìm hiểu thêm các bài viết khác:

-
5/5 - (3 bình chọn)

© 2022 Copyright Xây Dựng Sài Gòn