Bậc tam cấp là một trong những chi tiết xây dựng khá phổ biến trong những công trình xây dựng dân dụng, biệt thự, nhà ở, công trình công cộng…Nhưng không phải ai cũng có thể biết cách tính bậc tam cấp theo đúng phong thủy, để phòng tránh được những đại kỵ không mong muốn có thể xảy ra. Ngay trong bài viết này Xây Dựng Sài Gòn sẽ giới thiệu đến cho các bạn một số những thông tin liên quan đến bậc tam cấp nhé!
Bậc tam cấp là gì?
Bậc tam cấp được gọi là 3 bậc thềm phía trước nhà là phần khớp nối giữa phần trong căn nhà với phần sân trước. Sở dĩ được gọi là bậc tam cấp vì chúng còn mang một ý nghĩa chỉ ba bậc Thiên – Địa – Nhân đây được xem là sự đại diện cho 3 chủ thể chính Trời – Đất – Con người.
Bên cạnh đó bậc tam cấp không chỉ có tác dụng tăng tính thẩm mỹ mà chúng còn đóng vai trò rất quan trọng trong các mẫu thiết kế nhà cửa. Chúng còn được xem là cửa ngõ được nối liền với phần sân vườn và ngôi nhà. Đây cũng là nơi để chúng ta có thể dễ dàng đi ra, đi vào với những ngôi nhà có phần nền cao.
Ngày nay thềm nhà 3 bậc được xuất hiện hầu hết trong thiết kế nhà ở của hầu hết của mọi người như nhà ở, khách sạn, nhà hàng, biệt thự, công ty, trụ sở văn phòng, cơ sở hành chính,… Ứng với mỗi số bậc thềm này đều thể hiện ý đồ cũng như những dụng ý riêng của chúng qua đó sẽ giúp gia chủ mang đến tài lộc và vận may trong kinh doanh hay công việc.
Kích thước tiêu chuẩn bậc tam cấp trong thiết kế nhà
Khi thiết kế nhà, cần phải đảm bảo kích thước hợp lý, phù hợp với không gian xây dựng không làm mất đi sự cân bằng của tổng thể.
Kích thước bậc tam cấp nhà ở
Theo các chuyên gia thì độ rộng của các bậc tam cấp nên gấp đôi so với chiều cao của bậc là hợp lý. Thông số của các bậc tam cấp cơ bản thường sẽ được sử dụng trong thiết kế nhà ở với chiều cao bậc từ 15 đến 18 cm, độ rộng mỗi bậc dao động từ 20 đến 30 cm.
Kích thước này sẽ tạo nem một cảm giác cho lối vào không quá dốc, độ rộng vừa đủ lớn đảm bảo cho sự an toàn cho mọi người khi đi lại.
Kích thước bậc tam cấp trong những công trình công cộng
Còn đối với những công trình công cộng như bệnh viện, trường học, tòa án,… thường có nhu cầu đi lại khá lớn, nên khi thiết kế các bậc tam cấp cần chú ý đến tính thoải mái, dễ dàng di chuyển. Nên thường sẽ giảm độ cao của bậc tam cấp xuống còn 10 đến 12 cm, còn độ rộng sẽ được giữ nguyên để đảm bảo cho mọi người đi lại đều được an toàn và dễ dàng nhất.
Kích thước tam cấp trong những tòa nhà lớn
Những công trình xây dựng có quy mô lớn hơn như nhà hát, phòng triển lãm, cung điện,…thì phải chọn bậc tam cấp phải có kích thước lớn, còn về độ cao thì sẽ không cần thay đổi, chỉ cần tăng thêm về chiều rộng để đảm bảo có sự hài hòa nhất, không có nhiều chênh lệch, nó cũng sẽ giúp cho tổng thể của công trình thêm phần nguy nga và lộng lẫy hơn.
Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy
Số bậc tam cấp khi thi công xây dựng sẽ còn phụ thuộc vào công trình hoặc vị trí mà sẽ lựa chọn khác nhau. Đối với những công trình nhà phố, biệt thự thì thường sử dụng trung bình từ 3 đến 5 tam cấp để xây. Từ 7 đến 9 tam cấp sẽ được dùng trong các công trình chùa, đình. Để mang lại sự tôn nghiêm cũng như tính bền vững, chắc chắn cho công trình.
Theo một số nhà phong thủy học thì 5 bậc là con số vượng nhất cho bậc tam cấp. 5 bậc là đại diện cho các nguyên tố ngũ hành phong thủy như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Số 5 còn rơi vào cửa sinh trong sinh – lão – bệnh – tử sẽ mang lại nhiều may mắn đến với gia chủ.
Nhưng việc thiết kế nhiều tam cấp sẽ phải tốn kém nhiều chi phí hơn và có thể sẽ không thích hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Do đó, việc làm bao nhiêu bậc còn phụ thuộc vào yếu tố tác động khác, gia chủ nên xem xét, tính toán sao cho việc thiết kế được phù hợp với kiến trúc nhà nhất.
Cách tính sinh, lão, bệnh, tử, cho bậc tam cấp:
Nếu sử dụng cách tính sinh – lão – bệnh – tử như thế nào để hòa hợp và đáp ứng đúng với quy luật Thiên – Địa Nhân. Hơn nữa, cũng có nhiều người khi đem cách tính này dùng vào thì thấy không hợp lý, nhưng nếu như gia chủ biết được nên đặt vị trí hướng “sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thường thì cách tính bậc sẽ bắt đầu từ sân, cho sân = bậc 1 = sinh, ta sẽ có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, cứ như thế và nhà = bậc 5 = “sinh”,… Với cách tính này thì sân nhà nhà đều có bậc “sinh”.
Bậc tam cấp trước nhà không chỉ có vai trò với quá trình đi lại mà còn liên quan đến độ thẩm mỹ của toàn bộ công trình kiến trúc. Chính vì điều này hãy lưu ý những thông tin trên khi xem xét tính toán khi xây dựng so cho phù hợp. Hy vọng với những thông tin trên của Xây Dựng Sài Gòn chia sẻ có thể giúp bạn đọc có thêm những thông tin, kiến thức hữu ích về bậc tam cấp là gì? cũng như cách tính bậc tam cấp trong phủy.
>>Xem thêm: