Để tiết kiệm chi phí xây dựng nhiều gia chủ đã tìm hiểu những kỹ thuật trát vữa đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật để có thể tự thực hiện thi công xây tường cho chính mái ấm của mình. Nhưng để tìm ra những thông tin hướng dẫn chính xác thì lại không hề dễ dàng. Hiểu được điều này Xây Dựng Sài Gòn sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Khâu chuẩn bị
Chuẩn bị vật liệu:
- Cốt liệu: phụ gia, cát, nước, màu.
- Chất kết dính: vôi, xi măng.
Chuẩn bị bề mặt trát:
- Vệ sinh mặt trát, tưới nước lên bề mặt trát để tránh lỗi nứt chân chim sau khi trát và tăng cường độ bám dính của vữa.
- Kiểm tra độ phẳng bề mặt trát
Trộn vữa
- Vữa vôi: Trộn nước với vôi cho thật nhuyễn rồi mới trộn cùng với cát
- Vữa xi măng: Trộn khô xi măng với hỗn hợp cát rồi mới đổ nước nào
- Vữa tam hợp: Trộn khô xi măng và cát rồi thêm vôi nước nhuyễn
Sàng cát bằng lưới để loại bỏ rác bẩn lẫn trong cát trong quy trình vận chuyển, để tránh sau này bề mặt tường vết. Đong vật liệu để trộn vữa phải đúng mác vữa, thông thường vữa trát sẽ có mác 75. Trộn khô cấp phối nhiều lần cho đều cốt liệu, tiếp đến trộn nước vừa tỉ lệ để có được lượng vữa trát xây dựng cần thiết.
Tạo mốc vữa
- Dùng mạch gỗ, đinh hay cột vữa để đánh dấu mốc vữa trát để phòng tránh trường hợp sau khi trát bị chỗ mỏng, chỗ dày.
- Những cột vữa có bề rộng từ 8 đến 12cm cách nhau từ 1,5 đến 2cm, độ cao cột vữa đúng bằng chiều dày của lớp vữa hoàn thiện.
Quy trình thực hiện trát vữa
- Trát theo thứ tự từ trên xuống dưới
- “Vã” vữa thành nhiều lớp trước, tiếp đó đợi khô mới vào tiếp các lớp hoàn thiện sau.
- Vào vữa thì thực hiện bằng bay, tiếp đó lấy bàn xoa để xoa đều các lớp hoàn thiện
- Sử dụng thước tầm để gạt cán bề mặt từ dưới lên trên
- Bù lớp vữa vào các vị trí bị lồi lõm và tiếp tục cán
- Đợi vữa xe lại thì sử dụng bàn xoa để tạo độ phẳng trên bề mặt.
Lưu ý: Trong quá trình trát phải thường xuyên rọi đèn để kiểm tra mặt trát có đảm bảo độ phẳng hay không.
An toàn lao động khi trát
- Trát ngoài nhà phải sử dụng giàn giáo có lan can bảo hiểm, trát trong nhà phải bảo vệ mọi lỗ hổng trên bề mặt sàn.
- Điện phục vụ trát có điện thế phải bé hơn 36V
- Không được dùng minium bột chì, bôt đồng làm vữa màu.
Bảo dưỡng bề mặt sau khi trát
Không tác động vào những vị trí mới trát. Những ngày sau khi trát cần phải tưới nước cho ẩm mặt trát, nhất là khi trời nắng gắt, khô hanh. Che nắng 2-3 ngày đầu và cũng như che mưa
Nghiệm thu, kiểm tra công tác trát vữa
- Mặt trát không lồi lõm, gổ ghề (trát phải phảng) cả theo chiều ngang và chiều đứng. Để kiểm tra mặt phẳng nên sử dụng thước tầm dài 2 m (xem kẽ mặt trát và hở giữa) hoặc dùng đèn nêong áp sát tường.
- Nhưng cạnh phải thẳng dứng, ngang bằng. Dùng ống thăng bằng (nivô) kiểm tra độ dốc và phương nằm ngang. Sử dụng dây dpi để kiểm tra phương đứng.
- Các đường gờ, thẳng, dày đều, chỉ phải sắc, đúng thiết kế.
- Các góc phải cân đều và vuông.
- Đảm bảo đủ các cấu tạo và chi tiết của vữa: Mối nối, đầu giọt chảy, bâng đai,…
- Khi vữa gõ, dã khô vào mặt trát nếu có tiếng lộp bộp là lớp trát: phải phá bỏ chỗ dó để trát lại, khổng bám chắc vào vật trát (bị rỗng).
- Không có vết nứt, lỗi lõm, chỗ chưa trát và sần sùi.
- Khi bong lở phải phá rộng chỗ đó ra, có chỗ phồng, miết chặt xung quanh, làm cho vữa ráo nước mới trát lại.
- Khi lát đá trang trí cần kiểm tra theo tiêu chuẩn xây dựng (trát đá trang trí, nghiệm thu và thi công).
Hy vọng những thông tin trên đây Xây Dựng Sài Gòn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật trát vữa xây tường tại nhà đúng kỹ thuật. Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến thi công xây dựng thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
>>Xem thêm: