Ngày nay những mẫu thiết kế nhà mái thái đang ngày càng được nhiều gia đình Việt yêu thích bởi nó không chỉ đẹp về tính thẩm mỹ mà còn tối ưu rất tốt về tính công năng mặt bằng khi sử dụng. Kiến trúc nhà ở mái thái không chỉ được sử dụng nhiều ở những căn nhà hiện đại, nhà phố mà chúng còn kết hợp với nhiều phong cách khác nhau tân cổ điển, cổ điển hay là những xu hướng kiến trúc nhà mới.
Vậy nhà mái thái là gì? Chúng có những ưu – nhược điểm gì? Các mẫu nhà mái thái nào đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay? Trong bài viết này Xây Dựng Sài Gòn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên cho bạn nhé.
Nhà mái thái là gì?
Nhà mái thái là một mẫu nhà được thiết kế theo phong cách cấu trúc thấp tầng và thường sẽ có một trệt một tầng. Các bộ phận thiết kế của nhà ở mái thái sẽ bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và phần mái che đầu đều sẽ được thiết kế theo nét kiến trúc Thái.
Đặc điểm chính của những mẫu nhà này đó chính là phần mái sẽ được xếp chồng lên nhau và dốc mái có dạng ngói. Kiểu thiết kế nhà này được đánh giá là chi phí thi công cũng tốn kém và rất cầu kỳ so với các mẫu nhà khác.
Các kiểu nhà được chọn lựa nhiều nhất đó là: nhà cấp 4 mái thái (hoặc còn có tên gọi khác là nhà 1 tầng mái thái), nhà biệt thự mái thái cao cấp và nhà ở mái thái 2, 3 đến 4 tầng.
Đặc điểm nổi bật của từng kiểu nhà mái thái
Nhà mái thái cấp 4
Mẫu nhà này thì thường có diện tích sàn trung bình khoảng 1000m2 đổ xuống và có ít hơn 3 tầng. Kiểu nhà này thì thường bắt gặp nhiều những khu vực nông thôn, bởi kinh phí xây dựng kiểu nhà này khá là thấp và thích hợp với điều kiện những gia đình có nguồn thu nhập trung bình.
Một điểm nổi bật được nhiều người yêu thích kiểu nhà này nữa đó là thời gian xây dựng rất là nhanh hoàn thành và không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
Nhà mái thái 2 tầng trở lên
Đây là một mẫu nhà hiện đại cao cấp 2, 3,.. tầng sẽ rất thích hợp cho những gia đình có diện tích đất hẹp và sống trên thành phố. Bảo đảm bạn sẽ được sở hữu một căn hộ sang trọng, nổi bật khi lựa chọn kiểu nhà này. Nhưng đối với những mẫu nhà ở mái thái có 2 – 3 tầng đổ lên thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp hơn và thời gian thi công cũng lâu dài hơn.
Ưu – nhược điểm của nhà mái thái
Ưu điểm
Những mẫu nhà được xây dựng theo kiểu mái thái thì có tính năng tản nhiệt chống nóng tốt hơn. Vì những mẫu nhà ở có mái thái thì thường có độ dốc vừa phải, gặp mưa nước sẽ nhanh lưu thông chảy xuống và không xảy ra hiện trạng ứ đọng nước trên mái. Điều này sẽ hỗ trợ bảo vệ cho mái nhà không bị ngấm nước và thấm dột.
Với các ngôi nhà được thiết kế theo phong cách mái thái có thể đáp ứng với các công trình kiến trúc khác nhau và có nhiều kiểu dáng hơn, chất liệu khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nhìn chung, kiểu nhà ở mái thái này sẽ có nhiều kiểu thiết kế đa dạng khác nhau để dễ dàng lựa chọn xây dựng mẫu nhà đẹp cho gia đình mình.
Ngày nay, xu hướng xây nhà theo phong cách mái thái đang được rất nhiều gia chủ dùng lựa chọn. Điều này cho thấy mẫu nhà này có kiểu thiết kế cực kỳ đẹp mắt nên mới được lòng nhiều người ưa thích đến như vậy.
Không thể nào phủ nhận rằng, kiến trúc nhà mái thái giúp tô điểm thêm được vẻ đẹp cao ráo và thanh thoát, giúp cho các gia chủ dễ dàng thu hút ánh nhìn của người nhìn, rất nổi bật và độc đáo.
Nhược điểm
Cho dù có nhiều ưu điểm, nhưng mái thái vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm cần khắc phục. Nếu có khắc phục được thì đây chắc chắn đây sẽ là một dạng mái xây rất tuyệt vời.
- Thời gian thi công dài: Mái thái có hình thức đẹp, thiết kế cầu kỳ và tỉ mỉ . Việc thi công cũng ảnh hưởng rất nhiều. Do đó mà thời gian thi công mái thái thường kéo dài thời gian hơn so với những loại nhà mái bằng hoặc loại mái khác. Không chỉ vậy, sau một thời gian sử dụng, bạn cũng cần phải thi công lại mái thái. Đảo ngói, lợp lại ngói, gây tốn công sức và thời gian. Quy trình thực hiện cũng rất cầu kỳ và tỉ mỉ.
- Kinh phí để xây dựng nhà mái thái cũng cao hơn so với dạng nhà mái bằng. Bởi cần phải tìm được thợ có tay nghề, yêu cầu độ chính xác cao và tỉ mỉ.
- Sau khi thi công xây dựng mái thái, rất khó để thêm tầng. Do đó, sẽ phải đập đi phần mái. Việc này vừa gây ra tình trạng khó khăn, vừa tốn công sức, thời gian, chi phí cho gia đình.
Những lưu ý khi thi công xây nhà mái thái
- Mái thái tuy đẹp, nhưng kỹ thuật thi công cũng cầu kỳ hơn so với nhà mái bằng thông thường. Vì thế trong quá trình thi công xây nhà mái thái cần phải quan tâm đến những yếu tố sau:
- Cần đo đạc, tính toán chuẩn trước khi thi công. Việc này vô cùng quan trọng bởi trọng lượng mái nhà lớn. Có độ nghiêng và độ dốc tương đối. Nếu không cẩn thận rất dễ gây ra tình trạng lệch sang một bên hay nghiêng …Độ dốc đẹp nhất khi xây là vào khoảng 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa nên là 10m.
- Những ngôi nhà có độ dốc từ 45 độ có thể chọn lựa mái ngói có độ xuôi trung bình từ 10 đến 15m. Nên lợp từ dưới lên trên để làm nên độ chuẩn xác cao hơn.
Những thông tin mà Xây Dựng Sài Gòn vừa chia sẻ đến bạn đọc trên đây đã có thể hỗ trợ bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nhà mái thái là gì? đang rất được nhiều chủ nhà quan tâm trong những thời gian gần đây. Cũng như hiểu rõ hơn về những lưu ý khi xây dựng mẫu nhà này.
>Xem thêm: